BÀI TẬP VỀ QUY LUẬT PHÂN LI MEN ĐEN

Dạng 1 : Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở đời con

 

I. lý thuyết

Bước 1 : Xác định kiểu gen của bố mẹ (P) khi biết quan hệ trội lặn 

Bước 2: Xác định sơ đồ lai tỉ lệ kiểu hình ở đời con ( khi cho P tự thụ phấn )

CHÚ Ý

PHÂN BIỆT TRỘI HOÀN TOÀN, KHÔNG HOÀN TOÀN VÀ ĐỒNG TRỘI

*Trội hoàn toàn:

P: AA (đỏ) x aa (trắng)

F1: Aa (đỏ - trội) G: 0,5A: 0,5a F2: 1AA : 2Aa: 1 aa à 3 đỏ: 1 trắng

*Trội không hoàn toàn:

P: AA (đỏ) x aa (trắng) F1: Aa (Hồng) F2: 1 AA: 2Aa: 1aa à 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng.

*Đồng trội P: IAIA (nhóm máu A) x IBIB (nhóm máu B) F1: IAIB (100% máu AB) G: 50%IA : 50% IB F2: 1 IAIA : 2 IAIB : 1 IBIB à 1 máu A: 2 máu AB : 1 máu B

*Gen gây chết:

P: Aa x Aa (Cánh cong) G: 0,5A : 0,5a

F1: 1AA : 2Aa : 1 aa  kiểu gen AA gây chết => TLKH 2 Cong: 1 thẳng

Kết luận: Tất cả đều tuân theo quy luật phân li (50% giao tử) đó là bản chất của QLPL

II.Bài Tập 

1.Ví dụ Minh Họa

Ví dụ 1 : Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây đậu thuần chủng thân cao giao phấn với cây thân thấp, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn được F2. Tiếp tục cho các cây F2 tự thụ phấn được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là :

A. 5 cao : 3 thấp       B. 3 cao: 5 thấp          C. 3 cao : 1 thấp            D. 1 cao: 1 thấp

Giải

P: AA (cao) x aa (thấp)

F1: Aa (cao- trội)

G: 0,5A: 0,5a

F2: TLKG  1AA : 2Aa: 1 aa

       TLKH  3 cao : 1 thấp

F2 Tự Thụ => TLKH 5 cao : 1 thấp 

Đáp án A

 

Ví dụ 2: Ở thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho 3 cây hoa đỏ tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai F1?

GIẢI: 

TH1: 3 Cây hoa đỏ có kiểu gen AA => 100% hoa đỏ

TH2: 2 cây có kiểu gen AA 1 cây có kiểu gen Aa => 9 hoa đỏ : 1 hoa vàng

TH3: 2 cây có kiểu gen Aa 1 cây có kiểu gen AA => 5 hoa đỏ : 1 hoa vàng

Ví dụ 3: Ở người, kiểu gen IAIA, IAIO quy định nhóm máu A; kiểu gen IBIB, IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O. Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào?

A.Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A.

B.Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB.

C.Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A.

D.Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O.

Đáp án B  

Ví dụ 4: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp. Cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn với các cây thân thấp. Theo lí thuyết, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ?

A. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp.                              B. 3 cây thân thấp : 1 cây thân cao.

C. 2 cây thân cao : 1 cây thân thấp.                              D. 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp.

Giải

F1  3 cao : 1 thấp

F1: TLKG  1AA : 2Aa: 1 aa

F1: 2Aa : 1AA giao phấp với thân thấp aa => 2 thân cao : 1 thân thấp

Đáp án C

 

Ví dụ 5:  Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng (P), thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2. tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 

Giải

P: AA (đỏ) x aa (trắng)

F1: Aa (đỏ - trội) 

G: 0,5A: 0,5a 

F2: TLKG 1AA : 2Aa: 1 aa 

 

2.Bài Tập Vận Dụng

Câu 1 : Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng.

Cho biết quá

trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng?                                     

 A.Aa × aa và AA × Aa.                                        B. AA × aa và AA × Aa.

C. Aa × Aa và Aa × aa.                                        D. Aa × Aa và AA × Aa.

Câu 2 : Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết

quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là

A. Aa × aa.                          B. AA × Aa.                      C. AA × aa.                         D. Aa × Aa.

Đáp án: A

Câu 3: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng.

Phép lai nào

sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?

A. AA × aa.                B. Aa × aa.                 C. Aa × Aa.               D. AA × Aa.

Đáp án: C

Câu 4: Bản chất quy luật phân li của Menđen là

A.sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.                             

B. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.                                                                                     

C.sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1.                                                                                   

D.sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.                                                                                         

Đáp án:A

Câu 5:Nhóm phép lai nào sau đây được xem là lai phân tích?

A.P: Aa x aa ; P: AaBb x AaBb                 B.P: AA x Aa ; P: AaBb x Aabb                                         

C.P: Aa x Aa ; P: Aabb x aabb                  D.P: Aa x aa ; P: AaBb x aabb

Đáp án:D

Câu 6: Kiểu gene nào sau đây được xem là thể đồng hợp?

A. AABBDd                  B. AaBBDd                        C. aabbDD                    D. aaBbDd

Đáp án: C

Câu 7: Các gen nào sau đây được gọi là alen? 

A. B, a                   B. A1, A2                    C. IO, IA, d                               D. A1, A2, B3

Đáp án: B

Câu 8: Với 2 alen A và a nằm trên NST thường, gen trội là trội hoàn toàn. Có bao nhiêu phép lai để cho thế hệ sau đồng loạt có kiểu hình trội?

A. 4                                B. 3                                     C. 2                                D. 1

Đáp án:B

Câu 9: Ở một loài, gen D qui định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với gen d qui định hoa trắng. Phép lai tạo ra hiện tượng đồng tính ở con lai là:

A. P: DD x dd và P: Dd x dd                                                 C. P: dd x dd và P: DD x Dd                     

B. P: Dd x dd và P: DD x dd                                                 D. P: Dd x dd và P: DD x DD

Đáp án :C

Câu 10: Với 2 alen A và a nằm trên NST thường, gen trội là trội hoàn toàn. Để thế hệ sau có hiện tượng  đồng tính thì sẽ có bao nhiêu phép lai?                               

A. 4                         B. 3                              C. 2                               D. 1

Đáp án A

 

 

Bài viết gợi ý: