Tóm tắt các học thuyết tiến hoá
Vấn đề |
Thuyết Lamac |
Thuyết Đacuyn |
Thuyết hiện đại |
Các nhân tố tiến hóa |
|
Biến dị, di truyền, CLTN. |
Quá trình đột biến; Di - nhập gen; Giao phối không ngẫu nhiên; CLTN; Các yếu tố ngẫu nhiên. |
Cơ chế tiến hóa |
Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. |
Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. |
|
Hình thành đặc điểm thích nghi |
Các cá thể cùng loài phản ứng giống nhau trước sự thay đổi từ từ của ngoại cảnh, không có đào thải. |
Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi dưới tác dụng của CLTN. Đào thải là mặt chủ yếu. |
- Chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: quá trình đột biến, quá trình giao phối và CLTN.
|
Hình thành loài mới |
Dưới tác dụng của ngoại cảnh, loài biến đổi từ từ, qua nhiều dạng trung gian.
|
Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung. |
|
Chiều hướng tiến hóa |
Nâng cao trình độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp. |
|
|
Đánh giá học thuyết Đacuyn
Cống hiến: Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị để chỉ những sai khác giữa các cá thể trong loài. Sáng tạo ra thuyết CLTN, CLNT để giải thích cơ chế tiến hóa và giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của sinh giới cũng như quá trình hình thành các giống vật nuôi, cây trồng:
Vấn đề phân biệt |
Chọn lọc nhân tạo |
Chọn lọc tự nhiên |
Nguyên liệu của chọn lọc |
Tính biến dị và di truyền của sinh vật. |
Tính biến dị và di truyền của sinh vật. |
Nội dung của chọn lọc |
Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu của con người. |
Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật. |
Động lực của chọn lọc |
Nhu cầu về kinh tế và thị hiếu của con người. |
Đấu tranh sinh tồn của sinh vật. |
Kết quả của chọn lọc |
Vật nuôi, cây trồng phát triển theo hướng có lợi cho con người. |
Sự tồn tại những cá thể thích nghi với hoàn cảnh sống. |
Vai trò của CL |
- Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng. - Giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi, cây trồng đều thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của con người. |
Nhân tố chính quy định chiều hướng, tốc độ biến đổi của sinh vật, trên quy mô rộng lớn và lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn tới hình thành niều loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loài ban đầu. |
Tồn tại: Chưa nêu được nguyên nhân phát sinh biến dị cũng như cơ chế di truyền các biến dị. Chưa nêu được vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình hình thành loài.
Học thuyết tổng hợp hiện đại: Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn
Vấn đề phân biệt |
Tiến hóa nhỏ |
Tiến hóa lớn |
Nội dung |
Là quá trình biến đổi TPKG của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới. |
Là quá trình hình thành các đơn vị trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành. |
Quy mô, thời gian |
Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn. |
Quy mô lớn, thời gian địa chất rất dài. |
Phương pháp nghiên cứu |
Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. |
Thường được nghiên cứu gián tiếp qua các bằng chứng tiến hoá. |
Học thuyết tổng hợp hiện đại: Các nhân tố tiến hoá
Các nhân tố tiến hoá |
Vai trò trong tiến hoá |
Đột biến |
Tạo nên nhiều alen mới và là nguồn phát sinh các BD di truyền do đó ĐB cung cấp nguồn BD sơ cấp cho quá trình tiến hóa (ĐBG là nguồn nguyên liệu chủ yếu). |
Giao phối không ngẫu nhiên |
Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp và tăng dần thể đồng hợp. (Có thể làm thay đổi tần số alen) |
CLTN |
Định hướng sự tiến hoá, quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số tương đối của các alen(tùy thuộc vào chọn lọc chống alen trội hay alen lặn) trong quần thể. |
Di nhập gen |
Làm thay đổi tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen của quần thể. |
Các yếu tố ngẫu nhiên |
Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen của quần thể. |
Học thuyết tổng hợp hiện đại và học thuyết ĐacUyn
Vấn đề phân biệt |
Quan niệm của Đacuyn |
Quan niệm hiện đại |
Nguyên liệu của CLTN |
- Biến đổi cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và của tập quán hoạt động. - Chủ yếu là các biến dị cá thể qua quá trình sinh sản. |
Đột biến và biến dị tổ hợp. CLTN tác động lên thể ĐB tức là tác động lên BDTH chứ không phải tác động lên ĐB |
Đơn vị tác động của CLTN |
Cá thể. |
- Cá thể. - Ở loài giao phối, quần thể là đơn vị cơ bản. |
Thực chất tác dụng của CLTN |
Phân hóa khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài. |
Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. |
Kết quả của CLTN |
Sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất. |
Sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn. |
Vai trò của CLTN |
Là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất, xác định chiều hướng và nhịp điệu tích luỹ các biến dị. |
Nhân tố định hướng sự tiến hóa, quy định chiều hướng nhịp điệu thay đổi tần số tương đối của các alen, tạo ra những tổ hợp alen đảm bảo sự thích nghi với môi trường. |
Phát triển sinh giới qua các đại địa chất
Đại |
Kỉ |
(Triệu năm ago) |
Đặc điểm địa chất khí hậu |
Sinh vật điển hình |
Tân sinh |
Đệ tứ |
1,8 |
Băng hà, Khí hậu lạnh, khô |
Xuất hiện loài người |
Đệ tam |
65 |
Các đại lục gần giống như hiện nay. Khí hậu đầu kỉ ấm áp, cuối kỉ lạnh. |
Phát sinh các nhóm linh trưởng. Cây có hoa ngự trị. Phân hoá các lớp Thú, Chim, Côn trùng. |
|
Trung sinh |
Phấn trắng |
145 |
Các đại lục bắc liên kết với nhau. Biển thu hẹp. Khí hậu khô. |
Xuất hiện thực vật có hoa. Tiến hoá động vật có vú. Cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật, kể cả bò sát cổ. |
Jura |
200 |
Hình thành 2 đại lục Bắc và Nam. Biển tiến vào lục địa. Khí hậu ấm áp. |
Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hoá chim. |
|
Tam điệp |
250 |
Đại lục chiếm ưu thế. Khí hậu khô. |
Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh chim và thú. |
|
Cổ sinh |
Pec mi |
300 |
Các đại lục liên kết với nhau. Băng hà. Khí hậu khô, lạnh. |
Phân hoá bò sát cổ. Phân hoá côn trùng. Tuyệt diệt nhiều động vật biển. |
Than đá |
360 |
Đầu kỉ ẩm và nóng, về sau trở nên lạnh và khô. |
Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát. |
|
Đê vôn |
416 |
Khí hậu lục địa khô hanh, ven biển ẩm ướt. Hình thành sa mạc. |
Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng. |
|
Si lua |
444 |
Hình thành đại lục địa. Mực nước biển dâng cao. Khí hậu nóng và ẩm. |
Cây có mạch động vật lên cạn. |
|
Ocđôvic |
488 |
Di chuyển đại lục. Băng hà. Mực nước biển giảm. Khí hậu khô. |
Phát sinh thực vật. Tảo biển ngự trị. Tuyệt diệt nhiều sinh vật. |
|
Cambri |
542 |
Phân bố đại lục địa và đại dương khác xa hiện nay. Khí quyển nhiều CO2 |
Phát sinh các ngành động vật. Phân hoá tảo. |
|
Nguyên sinh |
|
2500 |
|
Động vật không xương sống thấp ở biển. Tảo. Hoá thạch động vật cổ nhất. Hoá thạch sinh vật nhân thực cổ nhất. |
Thái cổ |
|
3500 |
|
Hoá thạch nhân sơ cổ nhất. |
|
|
4600 |
|
Trái Đất hình thành. |
Các đặc điểm cơ bản trong quá trình phát sinh sự sống và loài người
Sự phát sinh |
Các giai đoạn |
Đặc điểm cơ bản |
Sự sống |
Tiến hoá hoá học |
Quá trình phức tạp hoá các hợp chất cacbon: C \[\to \] CH \[\to \] CHO \[\to \] CHON Phân tử đơn giản \[\to \] phân tử phức tạp \[\to \] đại phân tử \[\to \] đại phân tử tự tái bản (ADN). |
Tiến hoá tiền sinh học |
Hệ đại phân tử \[\to \] tế bào nguyên thuỷ |
|
Tiến hoá SH |
Từ tế bào nguyên thuỷ \[\to \] tế bào nhân sơ \[\to \] tế bào nhân thực. |
|
Loài người |
Người tối cổ |
Hộp sọ 450 – 750 cm3, đứng thẳng, đi bằng hai chân sau. Biết sử dụng công cụ (cành cây, hòn đá, mảnh xương thú) để tự vệ. |
Người cổ |
- Homo habilis (người khéo léo): hộp sọ 600 – 800 cm3, sống thành đàn, đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá. - Homo erectus (người thẳng đứng): hộp sọ 900 – 1000 cm3, chưa có lồi cằm, dùng công cụ bằng đá, xương, biết dùng lửa. - Homo neanderthalensis: hộp sọ 1400 cm3, có lồi cằm, dùng dao sắc, rìu mũi nhọn bằng đá silic, tiếng nói khá phát triển, dùng lửa thông thạo. Sống thành đàn. Bước đầu có đời sồn văn hoá. |
|
Người hiện đại |
- Homo sapiens: Hộp sọ 1700 cm3, lồi cằm rõ, dùng lưỡi rìu có lỗ tra cán, lao có ngạnh móc câu, kim khâu. Sống thành bộ lạc, có nền văn hoá phức tạp, có mầm móng mĩ thuật và tôn giáo. |
Các bằng chứng tiến hoá
Các bằng chứng |
Nội dung |
Ví dụ |
Ý nghĩa |
|
Giải phẫu so sánh |
- Cơ quan TĐ (Cơ quan cùng nguồn): Nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, cùng nguồn gốc trong phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau - Cơ quan tương tự (Cơ quan cùng chức năng) : Khác nhau về nguồn gốc nhưng có chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự |
- Tay người và tay dơi
- Chi sau của cá voi và đuôi cá
|
- Phản ánh sự tiến hoá phân li
- Phản ánh sự tiến hoá đồng qui
|
|
Phôi sinh học |
Phôi của các ĐV có xương sống thuộc các lớp phân loại khác nhau, nhưng trong những giai đoạn phát triển đầu tiên giống nhau về hình dạng chung và quá trình phát sinh cơ quan |
Phôi cá, ếch nhái, bò sát, chim, thú, người đều trải qua giai đoạn có khe mang … |
B/chứng về nguồn gốc chung của chúng. Đ/điểm giống nhau càng nhiều và càng kéo dài trong những g/đoạn p/triển sau chứng tỏ q/hệ họ hàng càng gần |
|
Địa lý sinh học |
Dựa trên kết quả ngh/cứu về sự phân bố của các loài trên trái đất l/quan đến sự b/đổi địa chất, cho thấy: mỗi loài đã ph/sinh trong 1 thời kì lịch sử nhất định, tại 1 vùng địa lí nhất định. Sự cách li địa lí thúc đẩy sự phân li các loài và hình thành các loài đặc hữu |
|
|
|
Tế bào học và sinh học phân tử |
- Phân tích trình tự các axitamin của cùng 1 loại protein hay trình tự các nucleotit của cùng 1 gen - Mọi sinh vật đều cấu tạo từ tế bào, mọi tế bào đều được sinh ra từ tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống |
- Về ADN, người giống tinh tinh 97,6%, giống vượn 94,7% - TB nhân sơ và TB nhân thực đều có các thành phần cơ bản: Màng sinh chất, TB chất và nhân (hoặc vùng nhân) |
Sai khác về trình tự axitamin, nucleotit ít hơn chứng tỏ có quan hệ họ hàng gần hơn |
|
Thuyết tiến hoá hiện đại: Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn
|
Tiến hóa nhỏ |
Tiến hóa lớn |
Nội dung |
Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới. |
Là quá trình hình thành các đơn vị trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành. |
Quy mô, thời gian |
Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn. |
Quy mô lớn, thời gian địa chất rất dài. |
Phương pháp nghiên cứu |
Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. |
Thường được nghiên cứu gián tiếp qua các bằng chứng tiến hoá. |
Quan niệm ĐacUyn: Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
Vấn đề |
Chọn lọc nhân tạo |
Chọn lọc tự nhiên |
Nguyên liệu |
Tính biến dị và di truyền của sinh vật. |
Tính biến dị và di truyền của sinh vật. |
Nội dung |
Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu của con người. |
Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật. |
Động lực |
Nhu cầu về kinh tế và thị hiếu của con người. |
Đấu tranh sinh tồn của sinh vật. |
Kết quả |
Vật nuôi, cây trồng phát triển theo hướng có lợi cho con người. |
Sự tồn tại những cá thể thích nghi với hoàn cảnh sống. |
Vai trò |
- Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng. - Giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi, cây trồng đều thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của con người. |
Nhân tố chính quy định chiều hướng, tốc độ biến đổi của sinh vật, trên quy mô rộng lớn và lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn tới hình thành niều loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loài ban đầu. |
Quan niệm của Đacuyn và quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên
Vấn đề |
Quan niệm của Đacuyn |
Quan niệm hiện đại |
Nguyên liệu của CLTN |
- Biến đổi cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và của tập quán hoạt động. - Chủ yếu là các biến dị cá thể qua quá trình sinh sản. |
Đột biến và biến dị tổ hợp (thường biến chỉ có ý nghĩa gián tiếp). |
Đơn vị tác động của CLTN |
Cá thể. |
- Cá thể. - Ở loài giao phối, quần thể là đơn vị cơ bản. |
Thực chất tác dụng của CLTN |
Phân hóa khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài. |
Phân hóa khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. |
Kết quả của CLTN |
Sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất. |
Sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn. |
Vai trò của CLTN |
Là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất, xác định chiều hướng và nhịp điệu tích luỹ các biến dị. |
Nhân tố định hướng sự tiến hóa, quy định chiều hướng nhịp điệu thay đổi tần số tương đối của các alen, tạo ra những tổ hợp alen đảm bảo sự thích nghi với môi trường. |
So sánh các thuyết tiến hoá
Vấn đề phân biệt |
Thuyết Đacuyn |
Thuyết tiến hoá tổng hợp |
Nguyên nhân tiến hóa |
CLTN tác động thông qua đặc tính BD và DT |
Quá trình đột biến. Di - nhập gen. Giao phối không ngẫu nhiên. CLTN. Các yếu tố ngẫu nhiên. |
Hình thành đặc điểm thích nghi |
Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi dưới tác dụng của CLTN. Đào thải là mặt chủ yếu. |
Dưới tác động của 3 nhân tố chủ yếu: quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình CLTN. |
Hình thành loài mới |
Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung. |
Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc. |
Chiều hướng tiến hóa |
- Ngày càng đa dạng. - Tổ chức ngày càng cao. - Thích nghi ngày càng hợp lý. |
Tiến hoá là kết quả của mối tương tác giữa cơ thể với môi trường và kết quả là tạo nên đa dạng sinh học. |
Thuyết tiến hoá tổng hợp và thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính:
|
Thuyết tiến hoá tổng hợp |
Thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính |
Nhân tố tiến hoá |
- ĐB cùng với giao phối tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá - CLTN xác định chiều hướng và nhịp độ tiến hoá - Di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen |
Quá trình đột biến làm phát sinh các đột biến trung tính |
Cơ chế tiến hoá |
Sự biến đổi cấu trúc DT của quần thể dưới áp lực của CLTN và được thúc đẩy bỡi các cơ chế cách li sẽ hình thành hệ gen kín khác biệt về di truyền với quần thể ban đầu và cách li sinh sản với quần thể gốc |
Sự củng cố ngẫu nhiên các ĐB trung tính không chịu tác động của CLTN |
Đóng góp mới |
- Làm sáng tỏ cơ chế tiến háo nhỏ trong lòng quần thể - Bắt đầu làm rõ những nét riêng của tiến hoá lớn |
- Nêu giả thuyết về cơ chế tiến hoá cấp phân tử, giải thích sự đa dạng của các phân tử protein - Giải thích đa hình cân bằng trong quần thể giao phối |
Vai trò của các nhân tố trong quá trình tiến hoá nhỏ
Nhân tố |
Vai trò trong tiến hoá |
Đột biến |
Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp (chủ yếu là đột biến gen) cho tiến hoá và làm thay đổi rất nhỏ tần số alen. |
Giao phối không ngẫu nhiên |
Có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen. Gồm có tự thụ phấn ở TV, giao phối gần và giao phối có lựa chọn ở ĐV… |
Chọn lọc tự nhiên |
Định hướng sự tiến hoá, quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen trong quần thể. |
Di nhập gen |
Làm thay đổi tần số tương đối các alen và thành phần kiểu gen, có thể làm phong phú vốn gen của quần thể |
Các yếu tố ngẫu nhiên |
Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn (tăng hay giảm) vốn gen của quần thể.. |
Các đặc điểm cơ bản trong quá trình phát sinh sự sống và loài người
|
Các giai đoạn |
Đặc điểm cơ bản |
Sự phát sinh sự sống |
Tiến hoá hoá học |
Hình thành các chất hữu cơ đơn giản\[\to \]Hình thành các đại phân tử\[\to \]Hình thành các đại phân tử tự nhân đôi: ARN, ADN H2O, CO2, NH3, N2 , … \[\to \] cacbonhidro, saccarit, lipit, axitamin, nucleotit, … \[\to \]protein, axitnucleic, … \[\to \]ARN, ADN có khả năng tự nhân đôi |
Tiến hoá tiền sinh học |
Các đại phân tử tương tác với nhau \[\to \] Tế bào nguyên thuỷ |
|
Tiến hoá sinh học |
Từ tế bào nguyên thuỷ \[\to \] Tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực ngày nay |
|
Sự phát sinh loài người |
Người tối cổ |
Là người vượn Oxtralopitec (phát sinh từ vượn người hoá thạch sống cách nay 18 triệu năm): Hộp sọ 450 – 750 cm3, sống ở mặt đất, đứng thẳng, đi bằng hai chân sau. Biết sử dụng công cụ (cành cây, hòn đá, mảnh xương thú) để tự vệ. |
Người cổ |
- Homo habilis (người khéo léo): hộp sọ 600 – 800 cm3, sống thành đàn, đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá. - Homo erectus (người thẳng đứng): hộp sọ 900 – 1000 cm3, chưa có lồi cằm, dùng công cụ bằng đá, xương, biết dùng lửa. - Homo neanderthalensis: hộp sọ 1400 cm3, có lồi cằm, dùng dao sắc, rìu mũi nhọn bằng đá silic, tiếng nói khá phát triển, dùng lửa thông thạo. Sống thành đàn. Bước đầu có đời sồn văn hoá. |
|
Người hiện đại |
- Homo sapiens: Hộp sọ 1700 cm3, lồi cằm rõ, dùng lưỡi rìu có lỗ tra cán, lao có ngạnh móc câu, kim khâu. Sống thành bộ lạc, có nền văn hoá phức tạp, có mầm móng mĩ thuật và tôn giáo. |
Quan hệ cùng loài
Quan hệ |
Hỗ trợ |
Cạnh tranh |
Khái niệm |
Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản....
|
Là mối quan hệ xảy ra khi mật độ cá thể của QT tăng lên quá cao, nguồn sống của của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể \[\to \] các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác ; các con đực tranh giành con cái. |
Vai trò |
Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể (hiệu quả nhóm). |
Làm cho số lượng và phân bố của cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống và không gian sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. |
Ví dụ |
Hiện tượng sống theo nhóm giúp thực vật tăng khả năng chống chịu với bất lợi của môi trường. |
Cạnh tranh giành ánh sáng, chất dinh dưỡng ở thực vật cùng loài |
Quan hệ khác loài
Quan hệ |
Đặc điểm |
Ví dụ |
Cộng sinh |
Hai loài cùng có lợi khi sống chung và nhất thiết phải có nhau; khi tách riêng cả hai loài đều có hại. |
|
Hợp tác |
Hai loài cùng có lợi khi sống chung nhưng không nhất thiết phải có nhau ; khi tách riêng cả hai loài đều có hại. |
|
Hội sinh |
Khi sống chung một loài có lợi, loài kia không có lợi cũng không có hại gì ; khi tách riêng một loài có hại còn loài kia không bị ảnh hưởng gì. |
|
Cạnh tranh |
- Các loài cạnh tranh nhau về nguồn sống, không gian sống. - Cả hai loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, thường thì một loài sẽ thắng thế còn loài khác bị hại nhiều hơn. |
|
Kí sinh |
Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó. |
|
Ức chế – cảm nhiễm |
Một loài này sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác. |
|
Sinh vật ăn sinh vật khác |
- Hai loài sống chung với nhau. - Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn. Bao gồm : Động vật ăn động vật, động vật ăn thực vật. |
|
Hiện tượng khống chế sinh học |
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa cá loài trong quần xã. |
|
Đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống
Cấp độ tổ chức sống |
Khái niệm |
Đặc điểm |
Quần thể |
Bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điển nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới. |
Có các đặc trưng về mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi,sự phân bố, mật độ, kích thước quần thể, tăng trưởng quần thể. Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh; Số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì, thường được điều chỉnh ở mức cân bằng. |
Quần xã |
Bao gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. |
Có các tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài; Luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học về số lượng cá thể. Sự thay thế kế tiếp nhau của các quần xã theo thời gian là diễn thế sinh thái. |
Hệ sinh thái |
Bao gồm quần xã và khu vực sống (sinh cảnh) của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn nhau và với môi trường tạo nên các chu trình sinh địa hoá và sự biến đổi năng lượng. |
Có nhiều mối quan hệ, nhưng quan trọng là về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của các chuỗi thức ăn: Sinh vật sản xuất \[\to \] sinh vật tiêu thụ \[\to \] sinh vật phân giải. |
Sinh quyển |
Là một hệ sinh thái khổng lồ và duy nhất trên hành tinh. |
Gồm những khu sinh học (hệ sinh thái lớn) đặc trưng cho những vùng địa lí, khí hậu xác định, thuộc 2 nhóm trên cạn và dưới nước. |