So sánh học thuyết tiến hóa Lamac  và học thuyết tiến hóa Đacuyn

     Vấn đề

Theo Lamac

Theo Đacuyn

Nguyên nhân tiến hóa

Do ngoại cảnh hay tập quán hoạt động thay đổi qua không gian và thời gian.

Do chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

Cơ chế tiến hóa

Là sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

Là sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

Hình thành đặc điểm thích nghi

Do ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời và phù hợp nên không bị đào thải.

Do biến dị phát sinh vô hướng. Sự thích nghi hợp lý đạt được thông qua sự đào thải dạng kém thích nghi.

Hình thành loài mới

Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.

Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dước tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng từ 1 gốc chung.

Ưu điểm

Đã chứng minh sinh giới, kể cả loài người là 1 sản phẩm của quá trình phát triển liên tục, từ đơn giản đến phức tạp.

Bước đầu giải thích được cơ chế tác động của ngoại cảnh thông qua việc sử dụng hay không sử dụng các cơ quan và sư di truyền cho đời sau các tập tính thu được.

Phát hiện ra vai trò của chọn lọc tự nhiên để lí giải các vấn đề thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc các loài.

Là người đầu tiên dùng khái niệm biến dị cá thể (gọi tắt là biến dị) => nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa.
Thành công trong việc xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài. Chứng minh sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ 1 nguồn gốc chung.

Tồn tại chung

Chưa phân biệt biến dị di truyền với biến dị không di truyền được.

Chưa hiểu nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị.

Chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và của CLTN.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu Hỏi Trắc Nghiệm
Câu 1: Theo quan niệm của Lamac, dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ là:
          A. nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
          B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật.
          C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu.
           D. sự thích nghi ngày càng hợp lý.

Câu 2: Theo Lamác nguyên nhân tiến hoá là do:
          A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.
          B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi.
          C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
          D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.

Câu 3: Theo Lamac cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các:
          A. các biến dị  có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
          B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể.   
          C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
          D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

Câu 4: Theo quan niệm của Lamac, tiến hoá là:
          A. sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp.
          B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật.
          C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu.                
          D. tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể.

Câu 5: Đóng góp quan trọng của học thuyết Lamac là:
           A. khẳng định vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của các loài sinh vật.
           B. chứng minh rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ giản đơn đến phức tạp.
           C. đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn.
           D. đã làm sáng tỏ quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật.

Câu 6: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là:
         A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
          B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
          C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được.
          D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.

Câu 7: Theo Đác Uyn nguyên nhân tiến hoá là do:
          A. tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.
          B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi.
          C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
          D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.

Câu 8: Theo Đacuyn cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
          A. các biến dị  có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
          B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể.   ​
         C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
          D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

Câu 9: Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành:
          A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
          B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao.
          C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.
          D. những biến dị cá thể.

Câu 10: Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là:
          A. cá thể.                  
          B. quần thể.
          ​C. giao tử.   
          D. nhiễm sắc thể.

Câu 11: Sự thích nghi của một cá thể theo học thuyết Đác Uyn được đo bằng
          A. số lượng con cháu của cá thể đó sống sót để sinh sản.         
         B. số lượng bạn tình được cá thể đó hấp dẫn.
          C. sức khoẻ của cá thể đó.                   
         D. mức độ sống lâu của cá thể đó.

 Câu 12: Quan niệm của Lamac về sự biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong quan niệm hiện đại?
A. Thường biến                    B. Biến dị
C. Đột biến                          D. Di truyền
Câu 13: Theo Lamac,ngoại cảnh có vai trò là nhân tố chính:
A. Làm tăng tính đa dạng của loài
B. Làm cho các loài có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi
C. Làm phát sinh các biến dị không di trryền

D. Làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục
Câu 14: Theo ĐacUyn ,quá trình CLTN có vai trò:
A. Hình thành tập quán hoạt động ở động vật
B. Tích luỹ các biến dị có lợi,đào thải các biến dị có hại đối với sinh vật

C. Là nhân tố chính hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
D. Tạo sự biến đổi của cơ thể sinh vật thích ứng với những đặc điểm của ngoại cảnh
Câu 15: Theo ĐacUyn,cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là:
A. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính
B. Các biến dị thu được trong đời cá thể đều di truyền
C. Sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh

D. các biến đổi nhỏ,riêng rẽ tích luỹ thành các sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của CLTN
Câu 16: Trong tác phẩm nguồn gốc các loài,ĐacUyn chưa làm sáng tỏ được:
A. Vai trò của CLTN
B. Tính thích nghi của sinh vật với điều kiện sống

C. Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị
D. Sự hình thành loài bằng con đường phân li tính trạng
 

Bài viết gợi ý: