1. DẠNG 1: TÍNH THỜI GIAN - QUÃNG ĐƯỜNG - VẬN TỐC. QUÃNG ĐƯỜNG VẬT ĐI ĐƯỢC TRONG ΔT GIÂY THỨ N. THỜI GIAN VẬT ĐI QUA M THỨ N

Phương pháp :

- Vẽ hình - Đánh dấu các vị trí khảo sát - ghi các đại lượng động học

- Chọn HQC :            

+ Gốc tọa độ O tại vị trí đầu.

+ Trục Oy thẳng đứng, chiều (+) trên xuống.

+ Gốc thời gian t = 0 lúc bắt đầu rơi.

- Áp dụng các công thức:

\(\left\{ \begin{array}{l}s = \frac{1}{2}g{t^2}\\v = gt\\{v^2} = 2g{\rm{s}}\end{array} \right.\) và \(\Delta s = {s_n} - {s_{\left( {n - 1} \right)}} = \frac{1}{2}gt_n^2 - \frac{1}{2}g{\left( {{t_n} - 1} \right)^2}\)   

2. DẠNG 2: LIÊN HỆ GIỮA QUÃNG ĐƯỜNG, THỜI GIAN, VẬN TỐC CỦA HAI VẬT RƠI TỰ DO

Phương pháp :

- Vẽ hình - Đánh dấu các vị trí khảo sát của 2 vật - ghi các đại lượng động học.

- Chọn HQC :

+ Gốc tọa độ O tại vị trí đầu.

+ Trục Oy thẳng đứng, chiều (+) trên xuống.

+ Gốc thời gian t = 0 lúc vật bắt đầu rơi.

Nếu gốc thời gian không trùng lúc vật bắt đầu rơi thì \({t_0} \ne 0\)

- Áp dụng các công thức cho 2 vật:

3. DẠNG 3: CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT ĐƯỢC NÉM THẲNG ĐỨNG HƯỚNG XUỐNG

Phương pháp :

- Chuyển động có :

     + Gia tốc  :   \(\vec a\) = \(\vec g\)

     + Vận tốc đầu :  \({\vec v_0}\)cùng phương với \(\vec a\)

     + Phương trình : y = \(\frac{1}{2}\) gt2 + v0t+y0  (Chiều dương hướng xuống)

- Vẽ hình

- Đánh dấu các vị trí khảo sát của 2 vật - ghi các đại lượng động học.

- Chọn HQC :

     + Gốc tọa độ O tại vị trí đầu.

     + Trục Oy thẳng đứng, chiều (+) trên xuống.

     + Gốc thời gian t = 0 lúc vật bắt đầu ném.

Nếu gốc thời gian không trùng lúc vật bắt đầu rơi thì  \({t_0} \ne 0\)

- Áp dụng các công thức cho 2 vật: 

\(\begin{array}{l}s{\rm{ }} = \frac{1}{2}g{t^2} + {v_0}t\\v{\rm{ }} = {\rm{ }}gt{\rm{ }} + {v_0}t\\{v^2}--{v_0}^2 = {\rm{ }}2gs\\y = {y_0} + \frac{1}{2}g{t^2} + {v_0}t\end{array}\)

Bài viết gợi ý: