A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
1. Thủy phân trong môi trường axit (H+)
RCOOR’ + H–OH $\overset {{H^+}} \leftrightarrows $ RCOOH + R’OH
Nx: Phản ứng là phản ứng thuận nghịch (2 chiều) và không hoàn toàn (H< 100%)
2. Thủy phân trong môi trường kiềm (OH-) – còn gọi là phản ứng xà phòng hóa
RCOOR’ + NaOH $\xrightarrow{{{t^o}}}$ RCOONa + R’OH
Nx: Phản ứng là phản ứng 1 chiều
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
RCOOR’ + NaOH $\xrightarrow{{{t^o}}}$ RCOONa + R’OH
- Thủy phân este đơn chức (trừ este của phenol): n este = n kiềm = n muối = n ancol
- Khi cô cạn dung dịch:
+ Phần hơi: R’OH và H2O
+ Phần chất rắn khan: Muối và NaOH dư
- Một số phương pháp thường sử dụng giải bài tập:
+ Bảo toàn nguyên tố:
nOH(NaOH) = nOH(R’OH); nNa(NaOH) = nNa( RCOONa);...
+ Bảo toàn khối lượng:
meste + mddkiềm = mdd sau pư
meste + mkiềm = mchất rắn + mancol
meste + mNaOH pư = mchất rắn + mancol (mchất rắn = mMuối hoặc mchất rắn = mMuối + mkiềm dư (nếu có))
+ Tăng giảm khối lượng:
+ Phương pháp trung bình thường được dùng cho bài toán hỗn hợp este
- Khi thủy phân bằng NaOH: m muối> meste => MR’ < MNa => Este có dạng RCOOCH3
Khi thủy phân bằng KOH: m muối> meste => MR’ < MK => Este có dạng RCOOCH3 hoặc RCOOC2H5
- Khi thủy phân este thu được sản phẩm X và Y ; từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y
=> Số C trong X = Số C trong Y trừ trường hợp đặc biệt