SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC

PHẦN I: LÝ THUYẾT

I)                  SILIC

Silic có cấu hình electron là : 1s22s22p63s23p2. Silic thuộc nhóm IVA, chu kỳ 3 trong bảng hệ thống tuần hoàn.

1)    Tính chất vật lý:

-Silic có hai dạng thù hình là silic vô định hình và silic tinh thể.

-Silic vô định hình: là chất bột màu nâu, không tan trong nước nhưng tan trong kim loại nóng chảy.

- Silic tinh thể: có màu xám, có ánh kim, có cấu trúc giống kim cương nên có tính bán dẫn.

        2) Tính chất hóa học:

            - Các mức oxi hóa có thể có của Si: -4; 0; +2; +4 (số oxi hóa +2 ít đặc trưng) nên Si có cả tính khử và tính oxi hoá.

            - Silic vô định hình có khả năng phản ứng cao hơn silic tinh thể.

 a. Tính khử

            - Tác dụng với phi kim:                     

                Si + 2F2 \[\xrightarrow{{}}\] SiF4 (phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường)

                Si + 2O2 \[\xrightarrow{{}}\]SiO2 (400 – 600oC)

           - Tác dụng với hợp chất:

     + Si tan dễ dàng trong dung dịch kiềm \[\xrightarrow{{}}\] H2           

                Si + 2NaOH + H2O \[\xrightarrow{{}}\] Na2SiO3 + 2H2­

     + Si tác dụng với axit                                                 

                                        4HNO3 + 18HF + 3Si \[\xrightarrow{{}}\] 3H2SiF6 + 4NO + 8H2O

           - Trong hồ quang điện, Silic tác dụng với H2 tạo thành một hỗn hợp các silan:

              Si + H2 \[\xrightarrow{{}}\] SiH4 + Si2H6 + Si3H6 + ...

b. Tính oxi hóa

     Si tác dụng được với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao \[\xrightarrow{{}}\] silixua kim loại.     

             2Mg + Si \[\xrightarrow{{}}\] Mg2Si

3. Điều chế

            SiO2 + C Than cốc \[\xrightarrow{{{1800}^{o}}C}\] 2CO + Si

            SiO2 + 2Mg \[\xrightarrow{{}}\] 2MgO + Si (có thể thay Mg bằng Al)

           SiCl4 + 2Zn \[\xrightarrow{{}}\] Si + 2ZnCl2

           SiH4 \[\xrightarrow{{{t}^{o}}}\] Si + 2H2

           SiI4 \[\xrightarrow{{{t}^{o}}}\] Si + 2I2

\[II\]) Silic đioxit (SiO2)

1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

- Là chất ở dạng tinh thể nguyên tử, không tan trong nước.

- Trong tự nhiên chủ yếu tồn tại ở dạng khoáng vật thạch anh.

2. Tính chất hoá học

- SiO2 có tính chất của oxit axit, tan chậm trong dung dịch kiềm và tan dễ trong kiềm nóng chảy hoặc cacbonat kim loại kiềm nóng chảy \[\xrightarrow{{}}\] silicat:

                                       SiO2 + 2NaOH \[\xrightarrow{{}}\] Na2SiO3 + H2O

              SiO2 + Na2CO3 \[\xrightarrow{{}}\] Na2SiO3 + CO

  - SiO2 tan dễ trong axit HF:               

             SiO2 + 4HF \[\xrightarrow{{}}\] SiF4 + 2H2O

Phản ứng này dùng để khắc chữ trên thủy tinh \[\xrightarrow{{}}\] không dùng bình thủy tinh để đựng axit HF.

\[III\])Axit Slicic và muối silicat

 1.Axit H2SiO3

- Dạng keo, không tan trong nước, khi đun nóng dễ bị mất nước:

                H2SiO3 \[\xrightarrow{{{t}^{o}}}\] H2O + SiO2

- Khi sấy khô, H2SiO3 mất một phần nước tạo thành vật liệu xốp là silicagen được dùng làm chất hút ẩm và hấp phụ nhiều chất.

- H2SiO3 chỉ tác dụng với dung dịch kiềm mạnh.     

               H2SiO3 + 2NaOH \[\xrightarrow{{}}\] Na2SiO3 + 2H2O

- Là axit yếu, yếu hơn axit cacbonic nên điều chế bằng cách dùng axit mạnh đẩy ra khỏi muối hoặc thủy phân một số hợp chất của Si.

              Na2SiO3 + 2HCl \[\xrightarrow{{}}\] 2NaCl + H2SiO3

              Na2SiO3+ CO2 + H2O \[\xrightarrow{{}}\] H2SiO3 + Na2CO3

                                 SiCl4 + 3H2O \[\xrightarrow{{}}\]H2SiO3 + 4HCl

2. Muối silicat

     Là muối của axit silicic thường không màu, khó tan (trừ muối kim loại kiềm tan được).

- Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng được dùng để chế tạo keo dán thủy tinh và sứ, bảo quản vải và gỗ khỏi bị cháy. Trong dung dịch, silicat của kim loại kiềm bị thủy phân mạnh tạo môi trường bazơ:                      

                Na2SiO3 + 2H2O \[\xrightarrow{{}}\] 2Na+ + 2OH + H2SiO3-

IV. Công nghiệp silicat

1. Thủy tinh

- Là hỗn hợp của natri silicat, canxi silicat và silic đioxit có thành phần gần đúng được viết dưới dạng các oxit là Na2O.CaO.6SiO2.

- Sản xuất thủy tinh bằng cách nấu chảy hỗn hợp cát trắng, đá vôi và sôđa ở 1400oC:

              6SiO2+ CaCO3 + Na2CO3 \[\xrightarrow{{}}\] Na2O.CaO.6SiO2 + 2CO2

- Thủy tinh là chất vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi đun nóng nó mềm ra rồi mới chảy.

- Một số loại thủy tinh:

    + Thủy tinh thông thường (như trên).

    + Thủy tinh Kali: Thay Na2CO3 bằng K2CO3.

    + Thủy tinh phalê: chứa nhiều chì oxit.

    + Thủy tinh thạch anh: sản xuất bằng cách nấu chảy SiO2 tinh khiết.

   + Thêm các oxit kim loại vào sẽ tạo ra các loại thủy tinh có màu sắc khác nhau.

2. Đồ gốm

     Chủ yếu được tạo thành từ đất sét và cao lanh.

- Các loại đồ gốm:

      + Gạch và ngói: thuộc loại gốm xây dựng được sản xuất bằng cách đem đất sét và cát nhào với nước thành một khối dẻo, tạo hình rồi sấy khô, nung ở 900 – 1000oC. Gạch và ngói thường có màu đỏ là màu của oxit sắt có trong đất sét.

       + Gạch chịu lửa: gồm 2 loại chính là gạch đinat và gạch samôt. Gạch đinat gồm 93 - 96% SiO2; 4 - 7%CaO và đất sét nung ở khoảng 1300 – 1400oC. Gạch samôt gồm bột samôt trộn với đất sét và nước đem đóng khuôn và sấy khô, vật liệu được nung ở 1300 – 1400oC

       + Sành: là đất sét sau khi nung ở nhiệt độ 1200 – 1300oC

       + Sứ: được sản xuất từ cao lanh, fenspat, thạch anh và một số oxit kim loại. Đồ sứ được nung 2 lần, lần đầu ở 1000oC, sau đó tráng men và trang trí rồi nung lần thứ 2 ở nhiệt độ khoảng 1400 – 1450oC.

        + Men : Có thành phần chính gần giống sứ nhưng dễ nóng chảy hơn.

3. Xi măng

- Thành phần hóa học chính của xi măng pooclăng là canxi silicat và canxi aluminat: Ca3SiO5 hoặc (3CaO.SiO2), Ca2SiO4 (hoặc 2CaO.SiO2), Ca3(AlO3)2 (hoặc 3CaO.Al2O3).

- Cách sản xuất: Nghiền nhỏ đá vôi trộn với đất sét có nhiều SiO2 và một ít quặng sắt bằng phương pháp khô hoặc phương pháp ướt rồi nung hỗn hợp trong lò quay hoặc lò đứng ở 1400 – 1600oC \[\xrightarrow{{}}\] hỗn hợp màu xám là clanhke. Để nguội, nghiền clanke với các chất phụ gia thành bột mịn \[\xrightarrow{{}}\] xi măng.

- Quá trình đông cứng của xi măng: chủ yếu là sự kết hợp của các hợp chất có trong xi măng với nước tạo thành những tinh thể hiđrat đan xen nhau tạo thành khối cứng và bền:

                    3CaO.SiO2 + 5H2O \[\xrightarrow{{}}\]Ca2SiO4.4H2O + Ca(OH)2

             2CaO.SiO2 + 4H2O \[\xrightarrow{{}}\] Ca2SiO4.4H2O

            3CaO.Al2O3 + 6H2O \[\xrightarrow{{}}\] Ca3(AlO3)2.6H2O

PHẦN II: BÀI TẬP

Câu 1: Nguyên tử cacbon và silic giống nhau về:

A .Cấu hình electron                       B .số electron ở lớp ngoài cùng

C .Số lớp electron                            D . Số điện tích hạt nhân

Câu 2: Trong các phản ứng sau( theo thư tự), Si là chất oxi hóa hay chất khử?

            Si + 2KOH + H2O\[\xrightarrow{{}}\]K2SiO3 + 2H2 (1)

            Si + 2F2\[\xrightarrow{{}}\]SiF4 (2)

  A . đều là chất khử                       B .đều là chất oxi hóa

C .chất khử và chất oxi hóa            D .Chất oxi hóa và chất khử.

Câu 3: Silic đioxit phản ứng được các chất trong daxy nào sau đây?

A . NaOH, MgO, HCl                         B .KOH, MgCO3, HF

C .NaOH, Mg, HF                               D .KOH, Mg, HCl

Câu 4: Phương trình ion thu gọn :

        2H+ + SiO32- \[\xrightarrow{{}}\]H2SiO3(\[\downarrow \]) là của phản ứng hóa học xảy ra giữa:

A .H2CO3 và Na2SiO3                          B .H2CO3 và K2SiO3

C .HCl và CaSiO3                                               D .HCl và Na2SiO3

Câu 5: Chọn hóa chất có thể hòa tan được Si và Al:

A .KOH                                                  B .HCl

C .H2SO4 (loãng)                                       D .dung dịch NH3

Câu 6: Chọn phát biểu đúng  về silicat:

A .Thủy tinh có cấu trúc vô định hình nên nhiệt độ nóng chảy xác định.

B .Xi măng là vật liệu dung trong xây dựng, là loại vật liệu không kết dính.

C .Thủy tinh, sành sứ, xi măng đều có chứa một số muối silicat trong thành phần.

D .Sứ là loại gốm dân dụng, gốm kỹ thuật và gốm xây dựng.

Câu 7: Để khắc chữ và hình lên thủy tinh, ta dung:

A .HCl đặc                                               B .HBr

C .H2SO4 đặc                                          D .HF

Câu 8:Một loại thủy tinh dung để chế tạo công cụ nhà bếp chứa 16% Na2O, 9%CaOvà 75% SiO2 về khối lượng.Trong loại thủy tinh này, 1 mol CaO kết hợp với :

A . 1,6125 mol Na2O và 7,8125 mol SiO2

B . 1,6 mol Na2O và 7,77 mol SiO2

C . 2 mol Na2O và 6 mol SiO2

D .1 mol Na2O và 6 mol SiO2

Câu 9: Thủy tinh không có cấu trúc tinh thể mà là chất vô định hình, nên thủy tinh:

A .có hệ số nở nhiệt rất nhỏ

B . có nhiều màu sắc khác nhau

C .trong suốt

D . không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Câu 10: Khối lượng Na2CO3 cầ dung để sản xuất 120kg thủy tinh( Na2O.CaO.6SiO2) với hiệu suất 90% là:

A .25,38 kg                                       B .29,56 Kg

C .30,52 Kg                                       D 32,64 Kg

ĐÁP ÁN:

Câu 5: Si + 2KOH + H2O\[\xrightarrow{{}}\]K2SiO3 + 2H2

             2Al + 2KOH + 2H2O\[\xrightarrow{{}}\]2KAlO2 + 3H2

Câu 10: mthủy tinh lý thuyết=\[\frac{120\,.\,100}{90}=\frac{400}{3}\] kg

Ta có phương trình:

              6SiO2 + CaCO3 + Na2CO3\[\xrightarrow{{}}\]Na2O.CaO.6SiO2 + 2CO2

                                           106 gam                478 gam

                                        m Na2CO3                 400/3 kg

=>m Na2CO3= 29,56 kg

   

Bài viết gợi ý: