QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

 

A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

1. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng

  • Quang hợp quyết định 90 và 95 % năng suất cây trồng
  • Năng suất sinh học: Là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
  • Năng suất kinh tế: Là 1 phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người (hạt, quả, củ,...).

 

                               

 

2. Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp

a. Tăng diện tích bộ lá: Tăng diện tích bộ lá bằng cách áp dụng các biện pháp kĩ thuật như: chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lí,...phù hợp với loài và giống cây trồng.

b. Tăng cường độ quang hợp: Tuyển chọn và tạo giống mới có cường độ và hiệu suất quang hợp cao kết hợp áp dụng kĩ thuật chăm sóc hợp lí.

c. Tăng hệ số kinh tế: Tăng hệ số kinh tế của cây trồng bằng biện pháp chọn giống và bón phân.

 

                                           

 

 

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Tại sao nói quang hợp quyết định năng suất của thực vật ? Vì sao ?

Trả lời:

Vì 90 – 95% tổng sản lượng chất hữu cơ trong cây là sản phẩm của quang hợp.

 

Câu 2: Phân biệt năng suất sinh học với năng suất kinh tế?

Trả lời:

Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô lích lũy được trong 1 ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suối thời gian sinh dưỡng.
Năng suấi kinh tế chỉ là một phần của năng suất sinh học chứa trong các cơ quan có giá trị kinh tế như hạt, củ. quả. lá... tùy vào mục đích đối với từng loại cây trồng.

 

Câu 3: Nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua  sự điều khiển của quang hợp?

Trả lời:

Cung cấp nước, phân bón hợp lí, tuyển chọn giống cây có cường độ quang hợp cao

 

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1. Quang hợp quyết định khoản

A. 90 - 95% năng suất của cây trồng.

B. 80 - 85% năng suất của cây trồng.

C. 60 - 65% năng suất của cây trồng

D. 70 - 75% năng suất của cây trồng.

Câu 2. Năng suất tinh tế là

A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

B. 2/3 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

C. 1/2 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

D. Một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

Câu 3. Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được

A. Mỗi giờ trên 1 ha trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

B. Mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

C. Mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

D. Mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

Câu 4. Cho các biện pháp sau:

(1) Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây tăng năng suất cây trồng.

(2) Điều khiển tăng diện tích bộ lá nhờ các biện pháp: bón phân, tưới nước hợp lý, thực hiện kỹ thuật chăm sóc phù hợp đối với mỗi loại và giống cây trồng.

(3) Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lý, phù hợp đối với mỗi loài và giống cây trồng. Tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.

(4) Trồng cây với mật độ dày đặc để là nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp.

(5) Tuyển chọn cách dùng cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỷ lệ cao (hạt, quả, củ,...) tăng hệ số kinh tế của cây trồng.

(6) Các biện pháp nông: sinh bón phân hợp lý.

Những biện pháp nào trên đây được sử dụng để tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang hợp?

A. (1), (2) và (3).

B. (1), (2), (3) và (4).

C. (1), (2), (3), (5) và (6).

D. (3) và (4).

Câu 5: Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp là 

A. Tăng diện tích lá

B. Tăng cường độ quang hợp

C. Tăng hệ số kinh tế

D. Cả A, B và C

Câu 6: Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3?

A. Tận dụng được nồng độ CO2

B. Tận dụng được ánh sáng cao

C. Nhu cầu nước thấp

D. Không có hô hấp sáng

 

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

                      

 

Bài viết gợi ý: