Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)

 

A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

 

1. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt

 

STT Bộ phận Câu tạo Chức năng
1 Miệng - Răng cửa
- Răng nanh to khỏe
- Răng trước hàm và răng ăn thịt       
- Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương
- Răng nanh nhọn dài cắm và giữ chặt con mồi
- Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắt thịt thành từng mãnh nhỏ để dễ nuốt.
- Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng
2 Dạ dày Dạ dày đơn to khỏe có các enzim tiêu hóa - Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn.
- Thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học giống như trong dạ dày người. Dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim pepsin thuỷ phân prôtêin thành các peptit
3 Ruột

- Ruột non ngắn 
- Ruột già        
- Ruột tịt

- Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non thú ăn thực vật
- Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thu trong ruột non giống như ở người
- Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hoá thức ăn

 

 

2. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thực vật

 

STT Bộ phận Cấu tạo Chức năng
1 Miệng - Tấm sừng
- Răng cửa và răng nanh
- Răng trước hàm, răng hàm   
- Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ, các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ
- Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ.
2 Dạ dày - Dạ dày thỏ
- Dạ dày thú nhai lại
- Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn
- Dạ dày trâu, bò có 4 túi. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.
- Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại. Dạ lá sách giúp tái hấp thu nước. Dạ múi khế tiết ra pepsin, HCl tiêu hoá prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống. Bản thân vi sinh vật cũng là nguồng cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật.
3 Ruột - Ruột non dài
- Manh tràng lớn
- Ruột già  
- Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt
- Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thu giống như trong ruột non người
- Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu qua thành manh tràng.

 

 

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

 

Câu 1: Nêu sự khác nhau cơ bản về ống tiêu hóa quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thực vật?

Trả lời:

 

Điểm khác Thú ăn thịt Thú ăn thực vật
Cấu tạo ống tiêu hóa

- Thích nghi với thức ăn là thịt mềm, giàu chất dinh dưỡng

- Răng nanh: Nhọn và dài để cắn vào mồi và giữ chặt mồi.

- Răng cửa: Gặm và lấy thịt ra khỏi xương.

- Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắt thịt thành những mảnh nhỏ.
- Dạ dày đơn

- Ruột non ngắn

- Manh tràng không phát triển.

- Thích nghi với thức ăn thực vật cứng và khó tiêu

 

- Răng nanh và răng cửa giống nhau khi ăn các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ.

 

- Răng hàm và răng trước hàm dùng để nghiền nát cỏ

 

- Dạ dày đơn (thỏ, ngựa,...) dạ dày 4 túi (trâu, bò,...)

- Ruột non rất dài

- Manh tràng rất phát triển có nhiều vi sinh vật cộng sinh.

Quá trình tiêu hóa thức ăn Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học. Được hấp thụ trong ruột non giống ở người Thức ăn thực vật được tiêu hóa cơ học, hóa học và hấp thụ 1 phần trong dạ dày và ruột non. Phần thức ăn còn lại chuyển vào manh tràng và tiếp tục tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng.

 

Câu 2: Tại sao thú ăn thực vật lại thường ăn số lượng thức ăn rất lớn?

Trả lời: 

Động vật ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn. Khối lượng cơ thể của chúng thường lớn, mọi hoạt động cần nhiều năng lượng. Do đó, chúng cần nhiều dinh dưỡng mới đáp ứng các quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, thức ăn thực vật lại nghèo chất dinh dưỡng. Chính vì thế động vật ăn thực vật phải ăn số lượng thức ăn lớn.

 

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1. Chức năng không đúng với răng của thú ăn cỏ là

A. Răng cửa giữa và giật cỏ

B. Răng nanh nghiền nát cỏ

C. Răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ

D. Răng nanh giữ và giật cỏ

Câu 2. Chức năng không đúng với răng của thú ăn thịt là

A. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương

B. Răng cửa giữ thức ăn

C. Răng nanh cắn và giữ mồi

D. Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ

Câu 3. Xét các loài sau:

(1) Ngựa      (2) Thỏ        (3) Chuột         (4) Trâu

(5) Bò        (6) Cừu        (7) Dê

Trong các loại trên, những loài nào có dạ dày 4 Ngăn?

A. (4), (5), (6) và (7)

B. (1), (3), (4) và (5)

C. (1), (4), (5) và (6)

D. (2), (4), (5) và (7)

Câu 4. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt là

A. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn

B. Dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt

C. Nhai thức ăn trước khi nuốt

D. Chỉ nuốt thức ăn

Câu 5. Sự tiêu hóa thức ăn ở dạng tổ ong diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại

B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ

C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn

D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ

Câu 6. Những đặc điểm nào sau đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn ở dạ lá sách?

(1) thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại

(2) tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ

(3) hấp thụ bớt nước trong thức ăn

(4) thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (2), và (4)

C. (2), (3) và (4)

D. (1), (3) và (4)

Câu 7. Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng

A. Làm tăng nhu động ruột

B. Làm tăng bề mặt hấp thụ

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa hóa học

D. Tạo điều kiện cho tiêu hóa cơ học

Câu 8. Điểm khác nhau về bộ hàm và độ dài ruột ở thú ăn thịt so với thú ăn thực vật là răng nanh và răng hàm trước

A. Không sắc nhọn bằng; ruột dài hơn

B. Sắc nhọn hơn; ruột ngắn hơn

C. Không sắc nhọn bằng; ruột ngắn hơn

D. Sắc nhọn hơn; ruột dài hơn

Câu 9. Sự tiêu hóa ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?

A. Tiết ra pepsin và HCL để tiêu hóa protein có ở sinh vật và cỏ

B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn

C. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozơ

D. Thức ăn được ở lên miệng để nhai lại

Câu 10. Trong các phát biểu sau:

(1) Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn

(2) Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học

(3) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai và nghiền phát triển

(4) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai, răng trước hàm và nghiền phát triển

(5) Thú ăn thực vật có dạ dày 1 ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài

(6) Một số loài thú ăn thịt có da dày đơn

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

 

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

 

Bài viết gợi ý: