SOẠN BÀI : CÂU ĐẶC BIÊT

 

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Khái niệm câu đặc biệt. Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản.

2. Kĩ năng: Nhận biết câu đặc biệt trong văn bản. Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản. Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng câu đặc biệt.

 

I. THẾ NÀO LÀ CÂU ĐẶC BIỆT?

Cho ba câu sau:

Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào? Hãy thảo luận với các bạn và lựa chọn một câu trả lời đúng:

A - Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.

B - Đó là một câu rút ngọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

C - Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

Trả lời:

Câu: “Ôi, em Thủy" 1 câu không thể có chủ ngữ , vị ngữ - là câu đặc biệt =>Chọn C

 

II. TÁC DỤNG CỦA CÂU ĐẶC BIỆT

Đánh dấu × vào ô thích hợp

Tác dụng

 

Câu đặc biệt

Bộ lộ cảm xúc

Liệt kê

Xác định

Gọi đáp

Một đêm mùa xuân . Trên dòng sông êm ả , cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi

 

 

 

x

 

Đoàn người nhốn nháo lên . Tiếng reo . Tiêng vỗ tay

 

 

 

 

Trời ơi ! , cô giáo tái mặt và nước măt giàn giụa . Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc 1 to hơn

X

 

 

 

An gào lên :

-Sơn ! Em Sơn !Sơn ơi

-Chị An ơi !

Sơn đã thấy chị

(Nguyễn Đình Thi )

 

 

 

X

 

III : LUYỆN TẬP

 

1. Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ.

a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Hồ Chí Minh)

b) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!

(Vũ Tú Nam)

 

c) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.

(Nguyễn Trí Huân)

 

d) Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu

(Trần Hoài Dương)

 

Trả lời:

 

a)

 Câu a không có câu đặc biệt

Câu rút gọn:

+ “Có khi được trưng bày... trong hòm”

+ “Nghĩa là phải ra sức giải thích... kháng chiến "

b)

  - Câu đặc biệt: “Ba giây...Bốn giây.. Năm giây... Lâu quá!”

- Không có câu rút gọn.

c)

 Không có câu đặc biệt

- Câu rút gọn: "Một hồi còi".

d)  - Câu đặc biệt: “Lá ơi'”

- Câu rút gọn: “[...] - Hãy kế chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!”

- "Bình thường  lắm, chẳng có gì đáng kể đâu".

 

2. Mỗi câu đặc biệt và rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có tác dụng gì?

Trả lời:

Các câu đặc biệt và câu rút gọn vừa tìm được ở phần bài tập có 3 tác dụng :

      1.Xác định thời gian.

      2.Bộc lộ xúc cảm , suy nghĩ

      3.Gọi - đáp.

 

3. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em trong đó có một vài câu đặc biệt.

 

Trả lời:

        Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Ôi, cánh đồng bao la !Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

Bài viết gợi ý: