Soạn bài: CÂY BÚT THẦN

(Truyện cổ tích Trung Quốc)

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1:

  • Nhân vật Mã Lương thuộc kiểu nhân vật nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ người nghèo, chống lại kẻ độc ác và tham lam.
  • Một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích giống Mã Lương như Sọ Dừa, Thạch Sanh,….

Câu 2:

Mã Lương vẽ giỏi như vậy là bởi vì:

  • Có niềm say mê, yêu thích và có năng khiếu vẽ. Kết hợp của lòng đam mê, khổ công tập luyện ở mọi lúc, mọi nơi, là quan sát và tiếp xúc thực tế cuộc sống quanh mình.
  • Nhờ có cây bút thần mà việc vẽ của em trở nên hữu ích phần thưởng cho những nỗ lực, say mê học tập của Mã Lương.

Những điều đấy có quan hệ chặt chẽ với nhau. Giúp cho người đọc thấy được mối quan hệ giữa tài năng, đức độ và sự thần kì.

Câu 3:

Mã Lương đã vẽ:

  • Với người nghèo: những vận dụng cần thiết, công cụ lao động như cuốc cày, đèn,…
  • Với những kẻ tham lam: kiên quyết không vẽ, hoặc vẽ sai lệch so với yêu cầu.

Qua những gì Mã Lương đã vẽ, ta có thể thấy ngòi bút thần của Mã Lương là một vũ khí lợi hại, thể hiện thái độ phản kháng quyết liệt với cái ác.

Câu 4: Những chi tiết trong truyện được coi là lí thú và gợi cảm hơn cả là:

  • Khi bị địa chủ nhốt trong chuồng ngựa, em vẽ lò sưởi và bánh nướng, sau đó vẽ thang chạy trốn
  • Mã Lương đánh rơi giọt mực vào bức tranh con cò không mắt, cò bỗng cất cánh bay.
  • Mã Lương vẽ con cóc ghẻ và con gà trụi lông trước sự tham lam của nhà vua.

Câu 5: Ý nghĩa của truyện cây bút thần là:

  • Thể hiện quan niệm nhân dân về công lí xã hội.
  • Khẳng định gia trị nghệ thuật chân chính.
  • Thể thiện ước mơ niềm tin của nhân dân về cái thiện với cái ác.

Bài viết gợi ý: