SOẠN BÀI : Chiều tối

                                                - Hồ Chí Minh -

                                          *          *            *
Câu 1 : Bài thơ có thể chia thành mấy khổ ? Nêu ý nghĩa mỗi khổ ? 

Bố cục: 2 phần.

- Phần 1 (hai câu đầu): bức tranh thiên nhiên chiều tối.

- Phần 2 (còn lại)         : bức tranh sinh hoạt lao động.


 Câu 2 :  Hình ảnh đẹp nhất, tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối.


Trong bài thơ hình ảnh : "Cô em xóm núi xay ngô tối". Là hình ảnh nổi bật trong bức tranh lúc chiều muộn, nó giúp người đọc thấy được điểm nhìn của nhà thơ không phải là đỉnh trời mà là mặt đất

-     Con người trong thơ Bác yêu lao động,hình ảnh con người mang lại sự ấm cúng cho bức tranh miền núi 

-     Con người và hình ảnh lò than đó là bức tranh của cuộc sống gia đình ấm áp thể hiện một ước mơ và nỗi nhớ hướng về quê hương đất nước trong Bác

Câu 3:Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật sử dụg ngôn ngữ của bài thơ là ?


-Bài thơ kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và lãng mạn

- Ngôn ngữ trong bài thơ thể hiện một cách sinh động linh hoạt với những hình ảnh có giá trị nghệ thuật cao và giá trị như chữ "hồng" nó như trở thành nhãn tự cho cả bài thơ đó có thể là màu hồng của ánh lửa hay đó còn là màu hồng của lí tưởng luôn rực cháy .

Câu 4: Chữ "hồng" trong câu thơ cuối "Xay hết lò than đã rực hồng " có ý nghĩa như thế nào ?

-Chữ “hồng” nằm ở cuối bài thơ nhưng đó lại là điều đặc biệt nhát trong bài thơ

-Chữ hồng còn được xem là con mắt thần trong thơ Đường thi

-Với một chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, làm xua tan những điều mệt mỏi trên con đường Bác phải phải đối mặt với những khó khăn thử thách , như luôn có một ánh sáng dẫn đường trên con đường cách mạng của mình

-Với chữ “hồng” đó có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu, mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia.

-Đó là màu đỏ tình cảm Bác.
=>Như vậy chữ “hồng” rất xứng đáng là “ông thánh thứ hai mươi tám” của bài thơ.

-"Hồng" lại được tỏa ra từ lò than của  “sơn thôn thiếu nữ” mà chủ yếu được tỏa ra từ tấm lòng nhân ái, tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh.

-Về nét nghĩa khác, chữ “hồng” còn là biểu hiện của cuộc vận động từ bóng tối ra ánh sáng.

-Thơ Hồ Chí Minh bao giờ cũng vậy, luôn hướng về ánh sáng hướng về những điều giản dị mà chân thực


Bài viết gợi ý: