TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI CON NGƯỜI QUÝ NHẤT

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Nói về một trong các bức tranh dưới đây (SGK/149).

Gợi ý:

Mỗi tranh vẽ con người đang làm gì? Công việc đó đem lại lợi ích gì cho cuộc sống?

Gợi ý:

Tranh 1: Người nông dân đang gặt lúa. Công việc của họ là mang lương thực nuôi sông con người.

Tranh 2: Người kĩ sư đang thiết kế mẫu ô tô. Công việc của họ tạo ra phương tiện vận chuyển tốt hơn, nhanh hơn.

Tranh 3: Người thợ mỏ đang khoan ở hầm mỏ. Công việc của họ mang đến sản phẩm phục vụ con người.

Tranh 4: Người thợ điêu khắc đang tạc tượng. Công việc của họ phục vụ cho đời sông văn hoá của con người.

5. a) Nối từ ngữ ở 3 cột trong phiếu học tập để tạo thành ý kiến của mỗi bạn Hùng, Quý, Nam (SGK/151).

b) Dựa vào kết quả làm bài tập ở mục (a), nói thành câu trọn vẹn theo mẫu.

Gợi ý:

a)

b) - Theo bạn Hùng, quý nhất là lúa gạo vì lúa gạo nuôi sống con người.

- Theo bạn Quý, quý nhất là vàng bạc vì vàng bạc quý và hiếm.

- Theo bạn Nam, quý nhất là thì giờ vì có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc.

6. Cùng nhau hỏi - đáp theo các câu hỏi dưới đây:

1) Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?

2) Trong số những tên khác dưới đây của bài Cái gì quý nhất?, em thích tên nào? Vì sao?

a) Con người đáng quý nhất.

b) Người ta là hoa đất.

c) Con người làm ra tất cả.

Gợi ý:

1) Người lao động làm ra lúa gạo, vàng bạc và không để thì giờ trôi qua vô vị.

2) c. Con người làm ra tất cả.

Với sự thông minh, việc học tập và sự cần cù, sáng tạo, con người đã chinh phục được thiên nhiên, phát minh ra nhiều trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho cuộc sống của nhân loại.

7. Tìm hiểu về đại từ.

1) Đọc các câu sau:

a) Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sông được không?”.

Quý và Nam cho là có lí.

b) Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.

c) Tôi rất thích thơ. Em gái tôi cũng vậy.

d) Lúa gạo hay vàng đều rất quý. Thời gian cũng thế. Nhưng quý nhất là người lao động.

2) Chọn từ in đậm xếp vào mỗi cột A hoặc B trong bảng ở phiếu học tập:

Gợi ý:

2) A: tớ, cậu, Nó.

B: vậy, thế.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Thảo luận, trả lời câu hỏi (SGK/153).

1) Các từ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng để chỉ ai?

2) Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ tình cảm gì?

Gợi ý:

1) Các từ in đậm được dùng để chỉ Bác Hồ.

2) Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ sự kính trọng, yêu mến Bác Hồ.

2. Xếp các đại từ có trong bài ca dao sau vào nhóm thích hợp:

- Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

- Không không, tôi đứng trên bờ,

Mẹ con cái diệc để ngờ cho tôi.

Chẳng tin, ông đến mà coi,

Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.

a) Đại từ chỉ nhân vật đang nói: ông, ...

b) Đại từ chỉ nhân vật đang nghe: ...

c) Đại từ chỉ nhân vật được nói đến: ...

Gợi ý:

a) ông, tôi

b) mày, ông

c) nó

3. Đọc hai đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

A

Một con quạ khác nước. Quạ tìm thấy một chiếc lọ có nước. Song nước trong lọ có ít, cổ lọ lại cao, quạ không sao thò mỏ vào uông được. Quạ liền nghĩ ra một kế. Quạ lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào lọ. Nước dâng lên dần dần. Thế là quạ tha hồ uống.

B

Một con quạ khát nước. Nó tìm thấy một chiếc lọ có nước. Song nước trong lọ có ít, cổ lọ lại cao, nó không sao thò mỏ vào uống được. Quạ liền nghĩ ra một kế. Nó lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào lọ. Nước dâng lên dần dần. Thế là quạ tha hồ uống.

(Tiếng Việt 1, tập hai, trang 79)

a) Cách dùng từ ở hai đoạn văn có gì khác nhau?

b) Cách dùng từ ở đoạn văn nào hay hơn? Vì sao?

Gợi ý:

a) Đoạn A có từ quạ được lặp lại.

Đoạn B có đại từ nó thay cho từ quạ.

b) Cách dùng từ ở đoạn B hay hơn. Tránh lặp lại từ quạ.

5. Thi tìm nhanh từ ngữ chứa tiếng có trong bảng (chọn a hoặc b).

Gợi ý:

a) - la cà, lê la / na ná, nết na

- lẻ tẻ, lẻ loi / nứt nẻ, nẻ đòn

- lo lắng, lo lót / no nê, no ấm

- lở đất, lở loét / nở nang, nở hoa

b) - man mác, man rợ / mang ơn, mang cá

- vần điệu, vần vũ / vầng trăng, vầng trán

- buôn bán, buôn làng / buông tha, buông thả

- vươn cao, vươn mình / vương vãi, vương giả

M: lan man / mang vác

6. Thi tìm từ nhanh (chọn a hoặc b).

a) Các từ láy âm đầu i.

M: long lanh

b) Các từ láy vần có âm cuối ng.

M: lóng ngóng

Gợi ý:

a) líu lo, lanh lảnh, lung linh, làu làu.

b) lang thang, loạng choạng, loáng thoáng, thoang thoảng.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Trao đổi với người thân về một nghề nào đó (nghề đó sản xuất ra thứ gì, cần dụng cụ lao động gì, nghề đó yêu cầu gì ở người lao động: sức khoẻ, sự cẩn thận, sự khéo léo,...).

Gợi ý

Nghề xây dựng tạo ra những căn nhà khang trang, những toà cao ốc lộng lẫy. Người thợ cần chiếc bay, thước, giàn giáo, máy trộn bê tông. Ngoài ra, người thợ cần khoẻ mạnh, sự kiên nhẫn, khéo léo và tính cẩn thận.

Bài viết gợi ý: