TIẾNG VIỆT LỚP 4 SOẠN BÀI ĐỒ VẬT QUANH EM
A- HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Trò chơi: Hỏi nhanh
Quan sát các bức tranh sau và đặt câu hỏi cho mỗi bức tranh với các từ: ai, làm gì, thế nào, ở đâu (SGK/71)
Gợi ý:
Tranh 1: Các bạn đá bóng ở đâu?
Tranh 2: Bà mẹ đang làm gì?
Tranh 3: Các anh chị chuẩn bị cho Ngày Hội Thanh niên thế nào?
Tranh 4: Ai đang chơi diều?
2. Tìm hiểu cách dùng câu hỏi vào mục đích khác.
a) Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung:
Ông Hòn Rấm cười bảo:
- Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà!
Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:
- Nung ấy ạ?
- Chứ sao? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.
b) Nhận xét:
- Mỗi câu hỏi của ông Hòn Râ'm có thể thay bằng một câu kể hoặc một câu cảm mà nghĩa của câu không bị thay đổi không?
- Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Chúng được dùng làm gì?
c) Trong nhà văn hóa, em và bạn đang say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Bổng có người bên cạnh bảo: “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?”. Em hiểu câu hỏi ấy có mục đích gì?
Gợi ý:
b) - Mỗi câu hỏi của ông Hòn Râm có thể thay bằng một câu kế hoặc một câu cảm mà nghĩa của câu không thay đổi.
- Các câu hỏi cùa ông Hòn Rấm không dùng để hỏi về điều chưa biêt. Chúng được dùng để chê “sao chú mày nhát thế?”, dùng để khẳng định “chứ sao?”
c) Câu hỏi ấy có ý tế nhị yêu cầu chúng em không nên ồn ào, gây ảnh hưởng cho người khác khi đang xem phim.
3. Tìm hiểu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật.
a) Em đọc bài văn “Con lật đật” (SGK/73)
b) Nhận xét:
Bài văn trên tả cái gì? Viết tên sự vật được miêu tả trong đoạn văn vào bảng nhóm.
c) Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn
Mỗi phần ấy nói lên điều gì? Ghi vào vở hoặc phiếu học tập để trả lời.
Các phần | Các đoạn văn | Nội dung |
Mở bài | Đoạn ... |
|
Thân bài | Đoạn ... và ... |
|
Kết bài | Đoạn ... |
|
Gợi ý:
b) Bài văn tả một món đồ chơi là con lật đật
c)
Các phần | Các đoạn văn | Nội dung |
Mở bài | Câu đầu | Giới thiệu con lật đật |
Thân bài | Đoạn: “Đó là ... dễ thương” và “Con lật đật... nín khóc”
| - Tả hình dáng, màu sắc - Tả hoạt động (công dụng) |
Kết bài | Đoạn: “Con lật đật làm bạn ... xa nó cả” | Nêu tình cảm của người tả với con lật đật. |
4. Mỗi đoạn thân bài tả gì? Khi tả một đồ vật ta cần tả những gì? Các bạn thay nhau hỏi - đáp.
Gợi ý:
Ghi nhớ trang 73
B-
1. Nhận xét về phần thân bài miêu tả cái trống trường
a) Em đọc thầm phần thân bài miêu tả cái trống trường và nhận xét (SGK/74)
b) Trả lời câu hỏi:
- Câu văn nào tả bao quát cái trống?
- Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả?
- Những từ ngữ nào tả hình dáng, âm thanh của cái trống?
Gợi ý:
b) - “Anh chàng trống ... phòng bảo vệ”
- Mình trống, lưng trông và hai đầu trống (hai mặt trống)
- Những từ ngữ tả cái trống về:
+ Hình dáng: tròn như cái chum; mình trông được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong. Hai đầu trống bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.
+ Âm thanh: “Tùng! Tùng! Tùng”, “cầm càng”, “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” “xả hơi”.
2. Viết thêm phần mở bài và kết bài để có bài văn hoàn chỉnh tả cái trống
Gợi ý:
* Mở bài:
Tuổi học trò thật thơ mộng. Tuối đầy ắp kỉ niệm của hoa phượng, tán bàng, bàn, lớp, phấn trắng, bảng đen. Những kỉ vật ấy luôn gần gũi, gắn liền cùng em. Ấn tượng nhất, khó quên nhất vẫn là chiếc trông trường em.
* Kết bài:
Mai sau, em sẽ trưởng thành, sẽ mãi rời xa mái trường thân yêu. Văng vẳng đâu đó tiếng trống trường giục giã, rộn ràng cho tuổi học trò lại ùa về cùng bao kỉ niệm thân thương.
3. Các câu hỏi sau được dùng làm gì?
a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo: “Có nín đi không? Các chị ấy cười cho đây này”.
b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc: “Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy?”
c) Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à?”
d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: “Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?”
Gợi ý:
a) Yêu cầu
b) Chê trách
a) Chê
d) Cậy nhờ
4. Thi đặt câu hỏi phù hợp tình huống:
A
Tình huống a)
Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn: chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.
Đặt câu: ... Tình huống b)
Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn.
Đặt câu: ...
B
Tình huống a)
Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào?
Đặt câu: ...
Tình huống b)
Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo: “Đá cầu là thích nhất.” Bạn Nam lại nói: “Chơi bi thích hơn.” Em hãy dùng hình thức câu hỏi nêu ý kiến của mình: chơi diều cũng thú vị.
Đặt câu: ...
Gợi ý:
A - Tình huống a) Bạn có thể chờ xong giờ sinh hoạt hãy nói chuyện không?
Tình huống b) Nhà bạn sao gọn gàng, ngăn nắp thế?
B - Tình huống a) Sao mình đoảng thế?
Tình huống b) Chơi diều cũng thú vị đấy chứ?
5. Nêu tình huống dùng câu hỏi.
Mỗi bạn đưa ra một tình huômg có thể dùng câu hỏi để:
a) Tỏ thái độ khen, chê
b) Khẳng định, phủ định
c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn
Gợi ý:
a) Sao bạn hát hay thế?
Sao tay em bẩn thế?
b) Trời hôm nay nóng nhỉ?
Uống đá nhiều cho viêm họng à?
c) Em có thể đóng giùm chị chiếc cửa sổ không?
Các em có hứa với cô sẽ học tập chăm chỉ hơn không?
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Dùng một câu hỏi nhờ người thân làm một việc gì đó.
Gợi ý:
Bé Lan rót giùm chị cốc nước được không?