TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI NHỮNG CÔNG DÂN ƯU TÚ
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Chơi trò ghép thẻ: Ai? Có thành tích gì?
Cả nhóm thảo luận để ghép một thẻ nhóm A với một thẻ nhóm B: ghép đúng tên người và phẩm chất, thành tích hoặc tài năng của người đó.
- Các thẻ nhóm A: Xi-ôn-cốp-xki, Nguyễn Hiền, Bạch Thái Bưởi, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Cao Bá Quát. - Các thẻ nhóm B: Vua tàu thủy Việt Nam, Người tìm dường lên các vì sao, Văn hay chữ tốt, Trạng nguyên Việt Nam trẻ tuổi nhất, Danh họa nổi tiếng thế giới. |
Gợi ý:
- Xi-ôn-cốp-xki - Người tìm đường lên các vì sao.
- Nguyễn Hiền - Trạng nguyên Việt Nam trẻ tuổi nhất.
- Bạch Thái Bưởi - Vua tàu thủy Việt Nam.
- Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi - Danh họa nổi tiếng thế giới.
- Cao Bá Quát - Văn hay chữ tốt.
5. Thảo luận để trả lời câu hỏi:
1) Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì lớn trong kháng chiến?
(Đọc đoạn 2).
2) Nêu đóng góp của Giáo sư Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.
(Đọc đoạn 3).
3) Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa như thế nào?
(Đọc đoạn 4).
4) Theo em, vì sao ông Trần Đại Nghĩa có những cống hiến lớn như vậy?
a) Vì ông có điều kiện sống rất đầy đủ tiện nghi.
b) Vì ông rất có tài và có trách nhiệm với đất nước.
c) Vì ông khát khao được nhận giải thưởng và danh hiệu cao quý.
Gợi ý:
1) Ông cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay.
2) Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ưỷ ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước, có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.
3) Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao dộng. Ông còn được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
4) b.
6. Tìm hiểu vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
1) Đọc đoạn văn sau (SGK/39)
2) Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.
Gợi ý: Em tìm bộ phận chính thứ nhất của câu, trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì? và tìm bộ phận chính thứ hai của câu, trả lời câu hỏi Thế nào?)
2) Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? Có nội dung gì? Em chọn ý đúng dưới đây để trả lời câu hỏi:
a) Chỉ hoạt động của sự vật được nói đến ở chủ ngừ.
b) Chỉ đặc điếm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở chủ ngữ.
c) Giới thiệu hoặc nhận định về sự vật được nói đến ở chủ ngữ.
Gợi ý:
2) Các câu kế Ai thế nào? trong đoạn văn:
Về đêm, cảnh vật thật im lìm. Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.
Ông Ba trầm ngâm. Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi. ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.
3) + Chủ ngữ: về đêm, cảnh vật; Sông; Ông Ba; Trái lại; ông Sáu; Ông.
+ Vị ngữ: - thật im lìm.
- thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.
- trầm ngâm.
- rất sôi nổi.
- hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.
4) b.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Đặt câu kể Ai thế nào? Nói về sự vật trong mỗi bức ảnh sau (SGK/40)
2. a) Viết vào vở hai câu em vừa đặt.
b) Gạch dưới vị ngữ của hai câu em vừa đặt.
Gợi ý:
1. 2.
Ảnh 1: - Bông hoa còn đầm sương đêm.
Ảnh 2: - Những chùm quả căng tròn nhựa sống.
4. Điền dấu thanh hoặc chữ cái thích hợp để hoàn thành đoạn, bài (chọn a hoặc b):
a) Đặt dấu hỏi hay dấu ngả trên chữ in đậm?
Mùa xuân đã điêm những chùm hoa đo mọng lên nhưng cành cây gạo chót vót giưa trời và trai màu lúa non sáng rực lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám. Trên những bai đất phù sa mịn hồng mơn mơn, các vòm cây quanh năm xanh mát đa dần dần chuyên màu lốm đốm, như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng.
Theo Nguyễn Đình Thi
b) Điền r, d hay gi vào chỗ trống?
Tìm giày
Vô-va ...ơm ...ớm nước mắt, nói với cô ...áo:
- Thưa cô, em bị mất đôi giày đi tuyết rồi ạ.
Thấy có một đôi giày để ở cửa ...a vào. Cô giáo hỏi:
- Đôi này có phải không em?
- ...ạ, thưa cô, đôi ...ày của em ...ống đôi này, nhưng đây không phải là giày của em. Lúc em cất ở đây, trên giày của em có bám ...ất nhiều tuyết!
Nghe Vô-va nói vậy, cả lớp cười ...ộ lên.
Theo báo Thiên Thần Nhỏ
Gợi ý:
a) điểm, đỏ, những, giừa, trải, bãi, mởn, đã, chuyển,
b) rơm rớm, giáo, ra, Dạ, giày, giống, rất, rộ.