TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI TỪ NGỮ VỀ CÁI ĐẸP

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát các tấm ảnh dưới đây. Nói về vẻ đẹp của mỗi sự vật (SGK/68)

M: Chú mèo này xinh ghê!

Gợi ý:

- Những đóa sen hồng rực rỡ.

- Chú mèo thật dễ thương.

- Đôi thiên nga múa lượn thật kì ảo.

- Ánh trời chiều đầy huyền bí.

- Dòng thác buông mình trắng xóa như dải lụa.

2. Xếp vào ô thích hợp trong bảng dưới đây các từ thể hiện vẻ đẹp của người, con vật và cảnh vật. Viết kết quả vào vở hoặc Phiếu học tập.

Gợi ý:

a) Các từ thể hiện vẻ đẹp của người.

M: đẹp, xinh xắn, tươi tắn, diễm lệ, rực rỡ, xinh đẹp, lộng lẫy, xinh tươi.

b) Các từ thể hiện vẻ đẹp của con vật.

M: đẹp, xinh xắn, rực rỡ.

c) Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của cảnh vật.

M: đẹp, tươi đẹp, huy hoàng, xinh đẹp, hùng vĩ, lộng lẫy, diễm lệ, xinh xắn, kì vĩ, rực rỡ, tráng lệ.

3. Đặt câu với một từ vừa tìm được ở hoạt động 2.

Gợi ý:

Tòa lâu đài thật tráng lệ.

Cô giáo thật xinh đẹp trong chiếc áo dài.

Chú cún nhà em thật xinh xắn.

4. Điền thành ngừ thích hợp vào chồ trống đế hoàn thành các câu sau:

- ..., Huệ mỉm cười chào mọi người.

- Ai cũng khen chị Ba ...

- Viết cẩu thả thì chắc chắn ...

Gợi ý:

- Mặt tươi như hoa, Huệ mỉm cười chào mọi người.

- Ai cũng khen chị Ba đẹp người, đẹp nết.

- Viết cẩu thả thì chắc chắn chữ như gà bới.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Nhận xét về cách tả các bộ phận của cây.

Dưới đây là hai đoạn văn tả lá, thân và gốc một số loài cây. Theo em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý?

a) Tả lá cây: Lá bàng (SGK/69, 70)

- Tác giả tả sự thay đổi màu sắc hay kích cỡ của lá bàng?

- Tác giả tả sự thay đổi của lá bàng theo trình tự nào (từng năm hay từng mùa trong năm)?

Viết vào vở nhận xét của em: Điều đáng chú ý trong cách tả lá bàng của nhà văn Đoàn Giỏi:

b) Tả thân cây và gốc cây: Cây sồi già (SGK/70, 71)

- Tác giả tả sự thay đổi của cây sồi theo trình tự nào (từng năm hay từng mùa trong năm)?

- Hình ảnh so sánh, nhân hóa nào được sử dụng làm cho hình ảnh cây sồi già hiện lên rất sinh động.

Viết vào vở nhận xét của em: Điều đáng chú ý trong cách tả cây sồi của Lép Tôn-xtôi:

Gợi ý:

a) - Tác giả tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng.

- Tác giả tả sự thay đổi của lá bàng theo trình tự từng mùa trong năm.

Điều đáng chú ý trong cách tả lá bàng của nhà văn Đoàn Giỏi:

Đoạn văn tả lá bàng thay đổi sắc màu theo thời gian, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông vô cùng sinh động.

b) - Tác giả tả sự thay đổi của cây sồi theo trình tự từng mùa trong năm.

- • Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật.

• Hình ảnh nhân hóa: những cánh tay to xù xì, những ngón tay quều quào, già nua cau có và khinh khỉnh, đang say sưa ngây ngất, không còn những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu, cây sồi già cằn cỗi đã sinh ra chùm lá non.

Điều đáng chú ý trong cách tả cây sồi của Lép Tôn-xtôi:

Đoạn văn tả cây sồi già thay đổi theo thời gian. Từ xấu xí, khinh khỉnh, cây sồi đã sinh ra chùm lá non mơn mởn trên chiếc thân già cằn cỗi. Với nghệ thuật so sánh và nhân hóa, tác giả cho ta chiêm ngưỡng được bước thời gian đã đi qua thân cây sồi già.

2. Viết một đoạn văn tả lá, thân hoặc gốc của cái cây mà em yêu thích.

Tham khảo bài làm tại đây:

Bài viết gợi ý: