TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI VẺ ĐẸP ĂNG-CO VÁT

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (SGK/36)

Bức tranh vẽ cảnh gì? Cảnh có gì đẹp?

Gợi ý:

Bức tranh vẽ cảnh ngôi đền Ăng-co Vát của nước Cam-pu-chia. Ngôi đền thật kì vĩ với những ngọn tháp cao vút.

5. Thảo luận để trả lời câu hỏi.

1) Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ? (Đọc đoạn 1)

2) Khu đền chính đồ sộ như thế nào? (Khu đền chính gồm mấy tầng? Các tầng đó dài bao nhiêu mét? Có bao nhiêu gian phòng?)

3) Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?

- Những cây tháp lớn

- Những bức tường buồng nhẵn

4) Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp? (Đọc đoạn 3)

Gợi ý:

1) Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ XII.

2) Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500 mét có 398 gian phòng.

3) Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.

4) Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng, ánh sáng mặt trời chiêu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi và thâm nghiêm dưới ánh chiều vàng.

6. Viết vào bảng nhóm câu trả lời: Nội dung chính của bài văn là gì?

Gợi ý:

Nội chung chính: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.

7. Tìm hiểu về trạng ngữ.

1) Đọc cặp câu sau và cho biết chúng có gì khác nhau?

- Ăng-co Vát thật huy hoàng.

- Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng.

2) Chọn câu hỏi ở cột A phù hợp với phần in nghiêng trong câu ở cột B. Ghi vào bảng nhóm kết quả theo mẫu: (3) - c.

A B

(1) Khi nào?

a) Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng.

(2) Ở đâu?

b) Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng.

(3) Vì sao?

c) Nhờ tinh thần ham học hỏi, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

3) Phần in nghiêng được gọi là trạng ngữ. Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho mỗi câu?

Ghi vào bảng nhóm câu trả lời.

M: Câu c nêu nguyên nhân xảy ra sự việc nói ở chủ ngữ và vị ngữ.

Gợi ý:

1) Câu thứ hai có thêm bộ phận chỉ thời gian ở đầu câu.

2) (1) - b; (2) - a; (3) - c.

3) Câu a nêu nơi chốn xảy ra sự việc nói ở chủ ngữ và vị ngữ.

Câu b nêu thời gian xảy ra sự việc nói ở chủ ngữ và vị ngữ.

Câu c nêu nguyên nhân xảy ra sự việc nói ở chủ ngữ và vị ngữ.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Gạch dưới trạng ngữ trong các câu sau:

a) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.

b) Trong vườn, muôn hoa đua nở.

c) Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau.

Gợi ý:

a) Ngày xưa;

b) Trong vườn;

c) Một ngày đầu năm.

2. a) Viết vào vở một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó ít nhất một câu có dùng trạng ngữ.

b) Gạch dưới trạng ngữ trong câu.

Gợi ý:

Hằng năm, vào dip hè. em được về quê thăm bà. Ở quê, không khí thật trong lành. Nhờ bà dẫn đi nhiều nơi, em thấy quê hương giàu và đẹp vô cùng.

5. Chọn tiếng, từ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong phiếu học tập (chọn a hoặc b):

a) (Lúi / Núi) .......... băng trôi (lớn / nớn) ............ nhất trôi khỏi (Lam Cực / Nam Cực) ............. vào (lăm / năm) 1956. Nó chiếm một vùng rộng 31.000 ki-lô-mét vuông. Núi băng (lày / này) ................ lớn bằng nước Bỉ.

Theo Trần Hoàng Hà

b) (Ở / Ỡ) .............. nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này (củng / cũng) ............. màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có (cảm giác / cãm giác) .......... biến thành màu đen và (cả / cã) .......... thế giới đều màu đen.

Gợi ý:

a) Núi, lớn, Nam Cực, năm, này.

b) Ở, cũng, cảm giác, cả.

Bài viết gợi ý: