I. TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. Ôn lại kiến thức về kiểu văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh.

- Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh là tri thức khách quan, phổ thông. Các phương pháp thuyết minh là phương pháp định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh..

2. Văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.

Ta có thể nêu câu hỏi: Đối với vấn đề Sự kì lạ của HLong là vô tận được tác giả thuyết minh bằng cách nào? Ví dụ, nếu như chỉ dùng phương pháp liệt kê: Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động llùng thì đã nêu được “sự kì lạ” của Hạ Long chưa? Tác giả hiểu sự “kì lạ” này là gì? Hãy gạch dưới câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long. (Đó là câu: Chính nước... tâm hồn.”)

- Tác giả đã sử dụng các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long qua các đặc điểm sau:

a) Nước tạo nên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc.

b) Tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của du khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá, mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hoá lạ lùng...

1 - Sau mỗi lần đổi thay góc độ quan sát, tốc độ di chuyển, ánh sáng phản chiếu... là sự miêu tả những biến đổi của hình ảnh đảo đá, biến chúng từ những vật vô tri thành vật sống động, có hồn.

- Đọc Ghi nhớ.

II. LUYỆN TP

Văn bản Ngọc Hoàng xtội Ruồi xanh như một truyện ngn, một truyện vui, nhưng lại là văn bản thuyết minh. Có thể xem đây là truyện vui có tính chất thuyết minh hay là văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. Ở đây, yếu tố thuyết minh và yếu tố nghệ thuật kết hợp chặt chẽ. Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống: những tính chất chung về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp các kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức gigìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi. Nhưng mặt khác, hình thức nghệ thuật gây hứng thú cho người đọc.

a) Các phương pháp thuyết minh được sử dụng là:

- Định nghĩa: thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới...

- Phân loại: các loại ruồi.

- Số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi

- Liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính..

b) Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng là:

- Nhân hoá.

- Có tình tiết.

c) Có biện pháp nghệ thuật có tác dụng y hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi.

II.LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. Mục tiêu bài này là luyện tập kĩ năng vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. Do đó dù đề bài ra thuyết minh các đồ vật quen thuộc, nhưng yêu cầu làm bài lại là vận dụng một số biện pháp nghệ thuật.

2. Các biện pháp nghệ thuật thông thường nhất là cho sự vật tự thuật về mình hoặc có thể sáng tạo ra một câu chuyện nào đó, hoặc phỏng vấn các loại quạt... Trong lời tự thuật (thực chất là tự thuyết minh) của đồ vật vẫn phải sử dụng các phương pháp thuyết minh. Ví dụ, thuyết minh cái quạt thì ta vẫn phải định nghĩa quạt là một dụng cụ như thế nào? Họ nhà quạt đông đúc và có nhiều loại như thế nào? Mỗi loại có cấu tạo và công dụng thế nào, cách bảo quản ra sao? Gặp người không biết bảo quản thì số phận quạt thế nào? Quạt ở công sở nhiều nơi không được bảo quản như thế nào? Ngày xưa quạt giấy còn là một sản phẩm mĩ thuật, người ta vẽ tranh, đề thơ lên quạt, dùng quạt tặng nhau làm vật kỉ niệm. Cải quạt thóc ở nông thôn như thế nào?... Lại có loại quạt do các đầy tớ phục vụ ở các nhà quan ngày trước... Bài thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vừa đòi hỏi người làm phải có kiến thức, lại phải có sáng kiến tìm cách thuyết minh cho sinh động, dí dỏm.

Bài viết gợi ý: