BÀI LÀM GỢI Ý

Với người như bà Hiền, người đọc có thể nhận ra nhiều nét đẹp. Nhưng nói “lối sống” là nói đến quan niệm, nguyên tắc làm cơ sở cho những ứng xử có ý thức của con người. Qua việc làm và suy nghĩ của bà Hiền, có thể thấy nổi lên bản lĩnh một con người luôn luôn dám là mình: là mình khi đề cao lòng tự trọng, là mình trong quan hệ cộng đồng, đất nước, là mình trong những kiểm nghiệm lẽ đời,... Đặt tên truyện là một Một người Hà Nội, có lẽ tác giả muốn khắc đậm bản lĩnh, cốt cách của người Hà Nội, họ luôn “là mình” với ý thức “người Hà Nội”, là sự đại diện cho cả nước, là tinh hoa (“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Dẫu không thanh lịch cùng người Tràng An” – ca dao). Người đọc nhận ra “chất Hà Nội” ở bà Hiền qua nét văn hóa lịch lãm, sang trọng (phòng khách của bà như lưu giữ cái hồn Hà Nội: cổ kính, quí phái và tinh tế mà “suốt mấy chục năm không hề thay đổi”), qua thái độ ung dung, tự tại trước những biến động bên ngoài, trước lời nhận xét hơi nghiệt của người cháu, qua sự khôn ngoan sâu sắc của trí tuệ (bà nói về luật tự nhiên, về niềm tin: Hà Nội “Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi”). Bà “khiêm tốn và rộng lượng”, bà hòa mình với cảnh sắc Hà Nội “trời rét, mưa rây lả lướt chỉ đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt”, bà đang lau chùi cái bát cổ để cắm hoa thủy tiên,... Sự hài hòa đó là cái duyên riêng Hà Nội, nét quyến rũ của Hà Nội khiến người xa Hà Nội phải kêu thầm “thấy tết quá, Hà Nội quá, muốn ở thêm ít ngày ăn lại một cái tết Hà Nội”.

Bài viết gợi ý: