I- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

Có 2 nội dung các em cần nắm vững trong bài này :

- Thế nào là tình thái từ ?

- Sử dụng tình thái từ.

1. Thế nào là tình thái từ ?

- Trong thuật ngữ tình thái từ, có thể hiểu tình là tình cảm, thái là thái độ. Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị tình cảm, thái độ của người sử dụng ngôn ngữ. Tình thái từ thường đứng ở cuối câu.

- Tình thái từ có thể được chia thành hai loại :

+ Tình thái từ là phương tiện để cấu tạo câu nghi vấn (ví dụ :à, ư, hử, chứ, chăng,...), câu cầu khiến (đi, nào, với,...), câu cảm thán (thay, sao,...).

+ Tình thái từ biểu thị tình cảm, thái độ của người nói (a, nhé, cơ mà, vậy,...).

Lưu ý : Sự phân loại nói trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Bởi vì một số tình thái từ thuộc loại thứ nhất (là phương tiện để cấu tạo câu theo mục đích phát ngôn) cũng có khả năng biểu thị tình cảm, thái độ của người nói.

- Để xem xét vai trò, tác dụng của tình thái từ, dưới đây, ta thử thêm các tình thái từ vào một câu trần thuật cho sẵn, ta sẽ được các kết quả khá thú vị.

Câu trần thuật cho sẵn : Anh v.

+ Tạo câu nghi vấn: Anh về à ? Anh về ư ? Anh về h?

+ Tạo câu cầu khiến : Anh về đi ! Anh về với !

+ Thêm trợ từ vào cuối câu để biểu thị tình cảm, thái độ của người nói :

- Anh về nhé ! (biểu hiện sự trìu mến, thân mật) – Anh về cơ ! (sự nũng nịu) - Anh về vây ! (sự miễn cưỡng) - Anh về đây ! (sự nhấn mạnh)

- Anh không về đâu ! (sự dứt khoát)

2. Sử dụng tình thái từ

Các sắc thái tình cảm, sắc thái ý nghĩa của tình thái từ khá tế nhị, tinh tế. Vì vậy, ở một chừng mực nào đó, các em phải hiểu được các sắc thái này thì việc sử dụng các tình thái từ mới phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp, mới đúng lúc, đúng chỗ.

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. - Trong 8 câu cho sản này hình thành 4 cặp câu, mỗi cặp câu liên quan tới một từ (nào, chứ, với, kia). Các từ này là từ đồng âm (âm thanh, chữ viết giống nhau nhưng khác nhau về nghĩa, về từ loại).

Muốn xác định được từ nào là tình thái từ, em đọc kĩ từng câu, dựa vào ngữ cảnh để xác định từ loại của từ in đậm.

- Đáp án :

+ Từ in đậm là tình thái từ : Trong các câu b, c, e, i.

+ Từ in đậm không phải là tình thái từ : Trong các câu a, d, g, h.

2. Em đọc kĩ từng trường hợp sử dụng tình thái từ, dựa vào ngữ cảnh để xác định sắc thái nghĩa, sắc thái tình cảm của từng từ.

Kết quả cụ thể như sau :

a) chứ dùng để hỏi, nhưng điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định (chủ yếu để thể hiện sự quan tâm, chia sẻ).

b) chứ : nhấn mạnh điều vừa nói (... của cháu nó mua).

c) ư: bày tỏ sự hi nghi, thắc mắc.

d) nhỉ : bày tỏ sự băn khoăn.

e) nhé : dặn dò với ti độ thân mật, cầu mong.

g) vậy : chấp nhận một cách miễn cưỡng.

h) cơ mà : động viên, an ủi một cách chân tình.

3. Trước khi đặt câu, em tìm hiểu sắc thái nghĩa, sắc thái biểu cảm và hoàn cảnh sử dụng của từng tình thái từ. Sau đó, em tìm nội dung thích hợp để đặt câu, trong đó có sử dụng tình thái từ. Em tham khảo một số câu sau :

- Em làm chmột lát là xong thôi mà.

- Hôm nay triển lãm khai mạc đấy.

(Em tự đặt u với các từ còn lại).

4. Em chú ý các vai giao tiếp (quan hệ trên – dưới hoặc ngang hàng) để đặt câu hỏi cho phù hợp. Em tham khảo một số câu sau:

– Thầy (cô) giáo hỏi học sinh : Em bị mệt à ?

– Bạn nam hỏi bạn nữ : Cậu cũng chơi đá cầu chứ ?

- Con hỏi mẹ : Mẹ vừa sang bà ngoại về ạ ?

5. Muốn tìm tình thái từ trong tiếng địa phương (các phương ngữ), em dùng phương pháp đối chiếu tình thái từ toàn dân với tình thái từ địa phương. Nếu có điều kiện, em tra từ điển từ địa phương để tìm.

Em tham khảo mt số ví dụ về tình thái từ trong phương ngữ Nam Bộ :

– ha : Chân đau lắm ha ?

(Như hả trong từ ngữ toàn dân)

há : Lạnh quá chú Năm há ! (nhỉ)

hén : Ở đây vui quá hén ! (nhỉ )

nghen : Nhớ viết thư cho tôi nghen! (nhé )

hà : ăn một chén cơm hà. (thôi) (mà)

– mừ: Má hứa với con rồi mừ !

đa : Bữa nay coi bộ bà khó dữ đa. (nhị)

Bài viết gợi ý: