TOÀN BỘ CÂU HỎI LÝ THUYẾT VỀ CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM

Câu 1: Vị trí của Crom trong bảng tuần hoàn là

A.Nhóm VIB, Chu kì 4                            B. Nhóm VIB, chu kì 5

C.Nhóm VIA,chu kì 4                             D.Nhóm VIA, chu kì 5

Câu 2: Crom có cấu tạo mạng tinh thể gì?

A.Tứ diện             B. Lục phương             C.Lập phương tâm diện              D.Lập phương tâm khối

Câu 3: Kim loại nào sau đây cứng nhất?

A.Vàng                     B.Đồng                        C.Crom                    D.Kim cương

Câu 4:Oxit nào sau đây có tính lưỡng tính?

A.CrO                       B.Cr2O3                       C.CrO3                      D.Cr(OH)3

Câu 5: Cr2O3 có màu gì?

A.Đỏ                        B.Vàng                        C. Xanh lục              D. Đen

Câu 6: CrO3 có màu gì?

A.Đỏ                        B.Vàng                        C.Xanh lục               D.Đen

Câu 7:Cr(OH)2 có màu gì?

A.Đỏ                        B.Vàng                        C.Xanh lục               D.Đen

Câu 8: BaCrO4 có màu gì?

A.Đỏ                        B.Vàng                       C.Xanh lục               D.Đen

Câu 9: Phèn crom-kali có công thức là?

A.K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O                              B.K2SO4.Cr2(SO4)3.12H2O

C.K2SO4.CrSO4.24H2O                                   D.K2SO4.CrSO4.12H2O

Cau 10: Phèn crom-kali có màu gì?

A.Đỏ                   B.Vàng                   C.Xanh lục            D.Xanh tím

Câu 11: CrO3 thuộc loại oxit gì?(A)

A.Oxit axit                   B.Oxit bazo             C.Oxit lưỡng tính           D.Oxit trung tính

Câu 12: Cho từ từ dung dịch chứa Na2CrO4 vào H2SO4 loãng. Hiện tượng quan sát được là?

A.Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu xanh lục

B. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam

C.Dung dịch chuyển từ màu xanh lục sang vàng

D.Dung dịch chuyển từ màu da cam sang vàng

Câu 13:Hiện tượng quan sát được khi thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng

A.Chất rắn chuyển từ màu đỏ sang vàng

B.Chất rắn chuyển từ đỏ sang lục thẫm

C.Chất rắn chuyển từ vang sang đỏ

D.Chất rắn chuyển từ lục thẫm sang đỏ

Câu 14:Hiện tượng xảy ra khi nung Cr(OH)2 trong không khí là?

A.Chất rắn chuyển từ màu vàng nâu sang nâu đen

B.Chất rắn chuyển từ vàng nâu sang lục nhạt

C.Chất rắn chuyển từ vàng nâu sang đỏ

D.Chất rắn chuyển từ vàng nâu sangxanh tím

Câu 15:Hiện tượng xảy ra khi đốt CrO trong không khí là?

A.Chất rắn chuyển từ đen sang lục thẫm

B.Chất rắn chuyển từ đỏ sang lục thẫm

C. Chất rắn chuyển từ lục thẫm sang đỏ

D.Chất rắn chuyển từ lục thẫm sang đen

Câu 16:Hiện tượng xảy ra khi đun nóng lưu huỳnh với K2Cr2O7 là?

A.Chất rắn chuyển từ da cam sang đen

B.Chất rắn chuyển từ da cam sang vàng

C.Chất rắn chuyển từ da cam sang lục thẫm

D,Chất  rắn chuyển từ vàng sang da cam

Câu 17: Công thức phù hợp của quặng cromit là?

A.Fe3O4.Cr2O3              B. Fe2O3.Cr2O3           C.FeO.Cr2O3             D.Fe2O3.CrO

Câu 18:Cho các phát biểu sauLB)

1.Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn Fe

2.Trong tự nhiên crom tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất

3.Crom có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện

4.Crom là kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm VIB, chu kì 4

Số phát biểu đúng là:

A.1                                B.2                            C.3                            D.4

Câu 19:Cho các phát biểu sau:

1.Crom là kim loại chỉ tạo được oxit bazo

2.Cr(OH)3 có tính lưỡng tính còn CrCl3chỉ có tính axit

3.Cr2O3 có độ cứng cao

4.Crom là kim loại khó nóng chảy

Số phát biểu đúng là

A.1                             B.2                             C.3                           D.4

Câu 20:Cho các phát biểu sau

1.Crom(III) oxit có 1 số tính chất giống nhôm oxit

2.Crom là kim loại tác dụng được với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm

3.Cr2O3 tan được trong kiềm loãng

4.Crom bị thụ động  trong HNO3, H2SO4đặc nguội

Số phát biểu đúng là:

A.1                              B.2                              C.3                            D.4

Câu 21:Cho các phát biểu sau

1.Trong tự nhiên Crom chỉ tồn tại ở dạng hợp chất

2.Crom có thể điều chế bằng cách nhiệt nhôm

3.H2Cr2O7có màu da cam

4.crom là kim loại có tính khử trung bình

Số phát biểu đúng là

A.1                        B.2                      C.3                        D.4

Câu 22:Cho các phát biểu sau:

1.Crom có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối

2.Crom kim loại có thể rạch được thủy tinh

3.CrO3là 1 oxit bazo

4.Phèn crom-kali được dùng làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải

Số phát biểu không đúng là

A.1                       B.2                        C.3                     D.4

Câu 23:Cho các phát biểu sau:

1.Phương pháp điểu chế Crom là điện phân Cr2O3 nóng chảy

2.Cr(OH)2,Cr(OH)3 đều có thể bị nhiệt phân

3.Trong môi trường H+ , Cr+6 tồn tại dưới dạng Cr2O72-  có màu vàng

4.Đốt CrO trong không khí , chất rắn   chuyển từ màu đen sang lục thẫm

Số phát biểu đúng là

A.1                          B.2                        C.3                        D.4

Câu 24:Cho các phát biểu sau

1.Trong công nghiệp ,Crom được dùng để sản xuất thép

2.CrO có màu đỏ

3.Ở nhiệu độ cao,crom khử được nhiều phi kim

4.Crom khử ion H+ tạo ra muổi Cr(III) và khí H2

Số phát biểu sai là:

A.1                         B,2                          C.3                    D.4

Câu 25:Cho các phát biểu sau

1.Trong không khí , CrO dễ bị oxi hóa thành Cr2O3

2.Dung dịch CrCl2 tác dụng được với khí Clo

3.Cr2O3 được dùng tạo đồ sứ, đồ thủy tinh

4.Phèn Crom-Kali có màu xanh lục

Số phát biểu không đúng là

A.1                           B.2                      C.3                    D.4

Câu 26: Cho các phát biểu sau:

1.CrO3 có tính oxi hóa yếu

2.1 số chất vô cơ và hữu cơ: S,P,C, C­2H5OH,... bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3

3.Trong môi trường thích hợp, các muối cromat và đicromat chuyển hóa lẫn nhau

4.Crom tác dụng được với HCl loãng,nguội

Số phát biểu đúng là

A.1                       B.2                    C.3                           D.4

 

 

Đáp án

1A        2D        3C        4B        5C        6A        7B        8B        9A        10D      11A      12B      13B     

14B      15A      16C      17C      18B      19C      20B      21D      22A      23B      24B      25A      26B

Đáp án chi tiết

3.độ cứng của kim cương > crom , nhưng kim cương không phải là kim loại

12. 2H+ +2CrO4- ->  Cr2O72- + H2O

              (vàng)           (da cam)

13. CrO3 + NH3à N2 + Cr2O3 + H2O(Đỏ à Lục thẫm)

14. Cr(OH)2 + O2 +H20   à Cr(OH)3

     (Vàng nâu)                       (lục nhạt)

15. CrO   +   O2   à Cr2O3

     (Đen)               (Lục thẫm)

18.       1,4.Đ

            2.S( trong tự nhiên ,crom chỉ tồn tại ở dạng hợp chất)

            3.crom có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối

19.       1.S(do Cr có thể tạo được oxit lưỡng tính trong phản ứng đốt cháy)

            2,3,4: Đ

20.       1,4.Đ

            2S

            3S( Cr2O3 tan trong kiềm đặc)

21.       1,2,3,4: Đ

22.       1,2,4 Đ

            3.S( CrO3 là oxit axit)

23.       2,4:Đ

            1S( phương pháp điều chế crom là nhiệt nhôm)

            3.S( màu da cam)

24.       1,3:Đ

            2:S (Màu đen)

            4. tạo muối (II)

25.       1,2,3Đ

            4.S( màu xanh tím)

26.       2,3Đ

            1.S ( có tính oxi hóa rất mạnh)

            4.S( chỉ tác dụng với axit loãng,nóng)

 

           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết gợi ý: