A. ĐỒNG

I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO

- Cấu hình e của Cu (Z = 29) :  1s22s22p63s23p63d104s 

- Cu thuộc ô số 29, chu kì 4, nhóm IB

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Kim loại đồng có màu đỏ, dễ kéo sợi, dát mỏng. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt (chỉ kém bạc)

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Đồng có tính khử yếu: Cu → Cu2+ + 2e

1. Tác dụng với phi kim

Ví dụ:  2Cu + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CuO

            Cu + Cl2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CuCl2

2. Tác dụng với axit

- Cu chỉ tác dụng với HCl và H2SO4 loãng khi có mặt oxi:

2Cu + 4H+ + O2 → 2Cu2+ + 2H2O

- Tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc

Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

3. Tác dụng với dung dịch muối

Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

B. HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG

1. Đồng (I) oxit: Cu2O

- là chất rắn, màu đỏ gạch

Cu2O + 2HCl → 2CuCl ↓ + H2O

Cu2O + H2SO4 loãng → Cu + CuSO4 + H2O

2Cu2O + Cu2S → 6Cu + SO2

2. Đồng (II) oxit: CuO

- CuO là chất rắn màu đen

- là oxit bazơ: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

- có tính oxi hóa

CuO + CO $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Cu + CO2

3CuO + 2NH3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 3Cu + N2 + 3H2O

3. Đồng (II) hiđroxit : Cu(OH)2

- Cu(OH)2 là chất rắn, màu xanh.

- Có tính bazơ: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

- Dễ bị nhiệt phân tạo oxit: Cu(OH)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CuO + H2O

- Cu(OH)2 tan trong dung dịch amoniac tạo phức màu xanh:

   Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

- Có tính oxi hóa: 2Cu(OH)2 + R-CHO → R-COOH + Cu2O + 2H2O

4. Đồng (II) sunfat: CuSO4

- CuSO4 khan có màu trắng, dễ hấp thụ nước thành CuSO4.5H2O có màu xanh dùng để phát hiện vết nước trong chất lỏng.

Bài viết gợi ý: