Câu 1: Con lắc lò xo ngang dao động điều hoà, vận tốc của vật bằng không khi vật chuyển động qua
A. vị trí cân bằng
B. vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không.
C. vị trí vật có li độ cực đại
D. vị trí mà lò xo không bị biến dạng.
Hướng dẫn
Con lắc lò xo dao động điều hòa , vận tốc của vật bằng 0 khi vật ở biên khi đó vật có li độ cực đại hoặc cực tiểu
Chọn đáp án C
Câu 2: Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là sai.
A. Lực kéo về phụ thuộc vào độ cứng của lò xo.
B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
Hướng dẫn
Lực kéo về của con lắc lò xo là F=-kx
Do đó lực kéo về phụ thuộc vào độ cứng của lò xo
\[\Rightarrow \]B sai
Chọn đáp án B
Câu 3: Con lắc lò xo đang dao động điều hoà theo phương ngang, vận tốc của vật bằng không khi vật đi qua
A. vị trí mà lò xo có chiều dài lớn nhất
B. vị trí mà lò xo không bị biến dạng.
C. vị trí mà lực đàn hồi bằng không
D. vị trí cân bằng.
Hướng dẫn
Con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương ngang , vận tốc của vật bằng 0 khi ở biên khi đó vật có chiều dài lớn nhất hoặc nhỏ nhất
Chọn đáp án A
Câu 4: Chọn phát biểu sai. Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo nằm ngang thì
A. lực đàn hồi của lò xo luôn hướng về vị trí cân bằng.
B. lực đàn hồi phụ thuộc vào độ cứng của lò xo.
C. lực đàn hồi phụ thuộc vào li độ.
D. lực đàn hồi phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
Hướng dẫn
Lực đàn hồi của con lắc lò xo nằm ngang \[F=\left| k \right|x\]luôn hướng về vị trí cân bằng phụ thuộc vào độ cứng của lò xo, li độ của vật không phụ phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng
Chọn đáp án D
Câu 5: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k, gắn vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độA, tại vịtrí cân bằng lò xo dãn một đoạn a . Độ lớn lực đàn hồi cực đại tác dụng lên vật là
A.k(a+A) B.kA C.ka D.k(a-A)
Hướng dẫn
Độ lớn lực đàn hồi cực đại tác dụng lên vật khi vật ở vị trí thấp nhất
Khi đó \[{{F}_{h\max }}=k(\vartriangle {{l}_{o}}+A)=k(a+A)\]
Chọn đáp án A
Câu 6: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độcứng k, gắn vật dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Khi lò xo có chiều dài tựnhiên thì độ lớn lực đàn hồi tác dụng lên vật là
A.k(a+A) B.kA C.0 D.k(a-A)
Hướng dẫn
Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang . Khi lò xo có chiều dài tự nhiên thi vật không nén giãn suy ra \[{{F}_{h}}=0\]
Chọn đáp án C
Câu 7: Phát biểu nào sau đây về động năng và thếnăng trong dao động điều hoà là sai?
A. Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.
B. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật ởmột trong hai vị trí biên.
C. Thế năng đạt giá trị cực đại khi vận tốc của vật có độ lớn đạt cực tiểu.
D. Thế năng đạt giá trị cực tiểu khi gia tốc của vật có giá trị cực tiểu.
Hướng dẫn
Thế năng của vật \[{{\text{W}}_{t}}=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{x}^{2}}\] đạt giá trị cực tiểu khi vật ở vị trí cân bằng khi đó gia tốc của vật bằng 0 ( độ lớn cực tiểu)
Chọn đáp án D
Câu 8: : Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A, tại vị trí cân bằng lò xo dãn một đoạn \[\vartriangle l\], biết \[\frac{A}{\vartriangle l}=a<1\] Tỉ sốgiữa độ lớn lực đàn hồi cực đại và lực đàn hồi cực tiểu \[\left( \frac{{{F}_{h\max }}}{{{F}_{h\min }}} \right)\] trong quá trình dao động bằng
A. \[\frac{a+1}{1-a}\] B.\[\frac{1}{1-a}\] C.\[\frac{1}{1+a}\] D. \[\frac{a+1}{a}\]
Hướng dẫn
Ta có: \[A=a.\vartriangle l\Rightarrow \frac{{{F}_{\max }}}{{{F}_{\min }}}=\frac{\vartriangle l+A}{\vartriangle l-A}=\frac{\vartriangle l+a.\vartriangle l}{\vartriangle l-a.\vartriangle l}=\frac{1+a}{1-a}\]
Chọn đáp án A
Câu 9: Hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số trên đường thẳng Ox. Tại thời điểm t, hai chất điểm đều có động năng bằng 3 lần thế năng, khi đó chúng có li độ cùng dấu nhau và chuyển động ngược chiều nhau. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Hai chất điểm dao động lệch pha nhau π/6.
B. Hai chất điểm dao động lệch pha nhau π/3.
C. Hai chất điểm dao động vuông pha.
D. Hai chất điểm dao động lệch pha nhau 2π/3.
Hướng dẫn
Tại thời điểm t, hai chất điểm đều có động năng bằng 3 thế năng , khi đó chúng có li độ cùng dấu nhau và chuyển động ngược chiều nhau
Dựa vào đường tròn lượng giác \[\Rightarrow \] Hai chất điểm lệch pha nhau góc \[\frac{2\pi }{3}rad\]
Chọn đáp án D
Câu 10: Con lắc có khối lượng m dao động điều hòa với phương trình tọa độx = Acos(ωt + φ). Công suất tức thời cực đại của con lắc là:
A. \[\frac{1}{2}m{{\omega }^{3}}{{A}^{2}}\] B.\[\frac{3}{4}m{{\omega }^{3}}{{A}^{2}}\] C. \[m{{\omega }^{3}}{{A}^{2}}\] D.\[\frac{1}{4}m{{\omega }^{3}}{{A}^{2}}\]
Hướng dẫn
Ta có : \[P=\frac{A}{t}=\frac{F.S}{t}=m.a.v=m{{\omega }^{2}}xv=m{{\omega }^{3}}{{A}^{2}}\cos \omega t\sin \omega t\le \frac{1}{2}m{{\omega }^{3}}{{A}^{2}}\left( {{\cos }^{2}}\omega t+{{\sin }^{2}}\omega t \right)=\frac{1}{2}m{{\omega }^{3}}{{A}^{2}}\]
Công suất tức thời cực đại \[\frac{1}{2}m{{\omega }^{3}}{{A}^{2}}\]
Chọn đáp án A
Câu 11: Một con lắc lò xo chiều dài tự nhiên \[{{l}_{o}}\] treo thẳng đứng, vật treo khối lượng \[{{m}_{o}}\] , treo gần một con lắc đơn chiều dài dây treo ℓ , khối lượng vật treo m. Với con lắc lò xo, tại vị trí cân bằng lò xo dãn \[\vartriangle {{l}_{o}}\] Để hai con lắc có chu kỳ dao động điều hòa như nhau thì:
A.\[l=2\vartriangle {{l}_{o}}\] B.\[m={{m}_{o}}\] C.\[l=\vartriangle {{l}_{o}}\] D.\[2l={{l}_{o}}\]
Hướng dẫn
Ta có: \[T=T'\Leftrightarrow 2\pi \sqrt{\frac{\vartriangle {{l}_{o}}}{g}}=2\pi \sqrt{\frac{{{l}_{o}}}{g}}\Rightarrow \vartriangle {{l}_{o}}={{l}_{o}}\]
Chọn đáp án C
Câu 12: Điều nào là đúng khi nói về sự biến đổi năng lượng của con lắc lò xo:
A. Giảm 9/4 lần khi tần số góc ω tăng lên 3 lần và biên độ A giảm 2 lần.
B. Tăng 16/9 lần khi tần số góc ω tăng 5 lần và biên độ A giảm 3 lần.
C. Tăng 16 lần khi tần số dao động f và biên độ A tăng lên 2 lần.
D. Giảm 4 lần khi tần số f tăng 2 lần và biên độ A giảm 3 lần.
Hướng dẫn
Ta có: \[\text{W=}\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}=\frac{1}{2}m{{\left( 2\pi .2f.2A \right)}^{2}}=16.\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\]
Chọn đáp án C
Câu 13: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục tọa độ nằm ngang Ox với chu kì T, vị trí cân bằng và mốc thếnăng ở gốc tọa độ. Tính từ lúc vật có li độ dương lớn nhất, thời điểm đầu tiên mà động năng và thế năng của vật bằng nhau là
A. T/4 B. T/8 C. T/12 D. T/6.
Hướng dẫn
\[{{\text{W}}_{}}={{\text{W}}_{t}}\Leftrightarrow x=\pm \frac{A}{\sqrt{2}}\]; vật có li độ dương lớn nhất tại \[x=\pm A\]
Từ \[x=\pm A\]đến \[x=\pm \frac{A}{\sqrt{2}}\]quay góc \[\alpha =\frac{\pi }{4}\Leftrightarrow \vartriangle t=\frac{T}{8}\]
Chọn đáp án B
Câu 14: Một vật dao động điều hòa theo phương trình \[x=A\cos \left( \frac{2\pi }{T}t+\varphi \right)cm\] và có biểu thức thế năng là \[{{\text{W}}_{t}}=0,25+0,25\cos \left( 10\pi t+\frac{2\pi }{3} \right)(mJ)\] . Vật dao động với chu kỳT là
A. 2 s B. 4 s C. 0,4 s D. 0,2 s
Hướng dẫn
Nếu có \[x=A\cos \left( \omega t+\varphi \right)\]cm thì biểu thức thế năng \[{{\text{W}}_{t}}=\frac{\text{W}}{2}\cos (2\omega t+2\varphi )+\frac{\text{W}}{2}\]
Đồng nhất với biểu thức thế năng đề bài cho \[\Rightarrow \omega =5\pi \Rightarrow T=0,4s\]
Chọn đáp án C
Câu 15: Cho một vật dao động điều hòa với biên độ A dọc theo trục Ox và quanh gốc tọa độ O. Một đại lượng Y nào đó của vật phụ thuộc vào li độ x của vật theo đồ thị có dạng một phần của đường pa-ra-bôn nhưhình vẽbên. Y là đại lượng nào trong số các đại lượng sau?
A. Lực kéo về
B. Động năng.
C. Thếnăng
D. Gia tốc.
Hướng dẫn
Ta có : F=-kx nên F phụ thuộc vào x là đoạn thẳng qua gốc tọa độ
\[a=-{{\omega }^{2}}x\]nên a phụ thuộc vào x là đoạn thẳng qua gốc tọa độ
\[{{\text{W}}_{t}}\text{=}\frac{1}{2}k{{x}^{2}}\] nên \[{{\text{W}}_{t}}\] phụ thuộc vào x là một Parabol có bề lõm hướng lên
\[{{\text{W}}_{}}=\text{W}-{{\text{W}}_{t}}=\text{W}-\frac{1}{2}k{{x}^{2}}\] nên \[{{\text{W}}_{}}\] phụ thuộc vào x là một Parabol có bề lóm hướng xuống
Chọn đáp án B