TỔNG QUAN VỀ ANKIN (CnH2n-2)

  1. Lý thuyết:

Trong phân tử có liên kết C ≡ C bao gồm 1 liên σ và 2 liên kết Π kém bền. Tuy nhiên, liên kết Π trong liên kết ba bền hơn liên kết Π trong liên kết đôi nên phản ứng cộng vào liên kết ba khó hơn.

1. Tính chất hóa học.

a) Phản ứng cng.

   

b) Phản ứng cộng halogen X2.

   

Nhận xét: Ankin cũng làm mất màu dung dịch nước brôm nhưng chậm hơn anken.

c) Phản ứng cộng HX.

    Phản ứng xảy ra ở 2 giai đoạn, giai đoạn sau khó hơn giai đoạn đầu.

VD

   

d) Phản ứng cộng H2O.

    - Các đồng đẳng của axetilen + H2O ® Xeton.

 

e) Phản ứng nhị hợp.

  

f) Phản ứng tam hợp.

g) Phản ứng thế với ion kim loại.

    CH ≡ CH + Na ® Na – C ≡ C – Na + H2

    CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 ® AgC ≡ CAg↓ + 2NH4NO3

                                                                 (Bạc axetilenua)Vàng nhạt

    CH ≡ CH + CuCl + NH3 ® CCu ≡ CCu↓ + 2NH4Cl

                                                     đồng (I) axetilenua (Màu đỏ)

Lưu ý:

    - Ankin có nối ba đầu mạch đều phản ứng được với dung dịch AgNO3 và dung dịch CuCl.

    VD: CH3 - C ≡ CH  + AgNO3 + NH3 ® CH3 – C ≡ CAg↓ + NH4NO3

    CH3 – C ≡ CH + CuCl + NH3 ® CH3 – C ≡ CCu↓ + NH4Cl

    - Có thể dùng các phản ứng  trên để nhận biết ankin -1.

    - Axetilenua kim loại có thể được tách ra khi phản ứng với dung dịch axit.

    VD: CAg ≡ CAg + 2HCl ® CH ≡ CH + 2AgCl

h) Phản ứng oxi hóa.

* Phản ứng oxi hóa hoàn toàn.

* Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.

    Tương tự anken, ankin dễ bị oxi hóa bởi KMnO4 sinh ra các sản phẩm như CO2, HOOC – COOH …

    VD: 3C2H2 + 8KMnO4 + 4H2O ® 3HOOC – COOH + 8MnO2 + 8KOH

    3C2H2 + 8KMnO4 ® 3KOOC – COOK + 8MnO2 + 2KOH + 2H2O

    C2H2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 ® 2CO2 + 2MnSO4 + K2SO4 + 4H2O

    5CH3 – C ≡ CH + 8KMnO4 + 12H2SO4 ® 5CH3COOH + 5CO2 + 8MnO2 + 4K2SO4 + 12H2O

Nhận xét: Có thể dùng phản ứng làm mất màu của dd KMnO4 để nhận biết ankin. So với anken thì tốc độ làm mất màu của ankin diễn ra chậm hơn.

2. Điều chế ankin.

a) Điều chế axetilen.

    CaC2 + 2H2O ® Ca(OH)2 + C2H2

    AgC ≡ CAg +2HCl ® C2H2 + 2AgCl

    CuC ≡ CCu + 2HCl ® C2H2 + 2CuCl

b) Điều chế đồng đẳng của ankin.

    HC ≡ C – Na + RX ® HC ≡ C – R + NaX

    VD: CH3Br + Na – C ≡ CH ® CH3 – C ≡ CH + NaBr

   

  1. Bài tập mẫu:

Bài 1: Hãy cho biết trong các chất sau :

CH3 – CH3 ; CH ≡ CH ; CH2 = CH2 ; CH4 ; CH ≡ C – CH3

a)  Chất nào có liên kết ba trong phân tử.

b)  Chất nào làm mất màu dung dịch brom.

Giải  

a) Chất có liên kết 3 là CH ≡ CH và CH ≡ C – CH3
b) Chất làm mất màu dung dịch brom là:
CH ≡ CH; CH2 = CH2 ; CH ≡ C – CH3

Bài 2: Cần bao nhiêu ml dung dịch brom 0,1 M để tác dụng hết với:

a) 0,224 lít etilen ở điều kiện tiêu chuẩn?

b) 0,224 lít axetilen ỏ điều kiện tiêu chuẩn?

Giải: 

a) Số mol C2H4 = 0,224 : 22,4 = 0,01 mol

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

Thấy ngay số mol Br2 phản ứng = số mol C2H4 = 0,01 mol

VddBr2 =0,01/0,1 = 0,1 lit = 100ml

b) Số mol С2H2 = 0,01 mol

С2H2 + 2Вг2 → C2H2Br4

p.ư:     0,01     0,02     0,01     (mol)

VddBr2 = 0,01/0,1 = 0,2 lit = 200ml

Bài 3: Biết rằng 0,1 lít khí etilen (đktc) làm mất màu tối đa 50 ml dung dịch brom. Nếu dùng 0,1 lít khí axetilen (đktc) thì có thể làm mất màu tối đa bao nhiêu ml dung dịch brom trên?

Giải

 CH2=CH2 + Br2 → C2H4Br2 (1)

HC=CH + 2Br2 →  Br2CH-CHBr2 (2)

Từ (1) và (2) ta thấy số mol Br2 phản ứng với C2H2 gấp 2 lần số mol Br2 phản ứng với C2H4

Vì cùng một dung dịch brom nên thể tích dung dịch brom cần là 50 x 2 = 100ml.

Bài 4: Đốt cháy 28 ml hỗn hợp khí metan và axetilen cần phải dùng 67,2 ml khí oxi.

a) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.

b) Tính thể tích khí CO2 sinh ra.

(Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).

Giải:

Đối với chất khí, trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, tỉ lệ số mol trong phương trình phản ứng cũng là tỉ lệ về thể tích các khí.

a) Gọi thế tích của CH4 và C2H2 lần lượt là x, у (ml).

Phương trình phản ứng: CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

p.ư:         x   -> 2x       x          (ml)

2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O

 p.ư:       у     -> 2,5y     2y (ml)

Theo thể tích hỗn hợp và thể tích oxi, ta có hệ phương trình:                         https://dethikiemtra.com/wp-content/uploads/2016/05/bai4.png

Giải (1) và (2), ta được x = 5,6ml và y = 22,4ml.

%VCH4 = 5,6/28  x 100% = 20%; %VC2H2 = 100% – 20% = 80%

b) Thể tích khí khí C02 sinh ra = x + 2y = 5,6 + 2 x 22,4 = 50,4ml.

Bài 5: Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư, khối lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6 gam.

a)  Hãy viết phương trình hoá học.

b) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.

Giải:

Số mol hỗn hợp = 0m56 : 22,4 = 0,025 mol; số mol Br2 = 5,6 : 160 = 0,035 mol.

Gọi x, y lần lượt là số mol của etilen và axetilen.

a) Phương trình hoá học:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

P.ư:  x          x        x (mol)

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

P.ư: y          2y        y (mol)

b) Ta có hệ phương trình:

https://dethikiemtra.com/wp-content/uploads/2016/05/bai5.png

Giải hệ ta được y = 0,01 và x = 0,015

%VC2H4 = 0,015/0,025 x 100% = 60%; VC2H2 = 100% – 60% = 40%

  1. Bài tập tự luyện
  1. Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng cháy của metan, etilen, axetilen với oxi. Nhận xét tỉ lệ số mol CO2 và số mol H2O sinh ra sau phản ứng ở mỗi PTHH.
  2. Cho 11,2 lít hỗn hợp metan và axetilen (đo ở đktc) đi qua dung dịch brom dư thấy có 8 gam Brom tham gia phản ứng :

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b. Tính khối lượng C2H2Br4 thu được sau phản ứng.

c. Tính phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp đầu.

  1. Đốt cháy hoàn toàn 16,8 lít khí axetilen.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) Tính thể tích khí oxi, thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết lượng axetilen này. Biết rằng thể tích khí đo ở đktc và không khí chứa 20% thể tích oxi.

c) Tính khối lượng khí cacbonic và hơi nước tạo thành sau phản ứng.

d) Nếu dẫn sản phẩm đốt cháy vào dung dịch nước vôi trong dư thì sau thí nghiệm sẽ thu được bao nhiêu gam chất kết tủa.

  1. Cho 0,56 lítđktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch Br2 dư, lượng Br2 đã tham gia phản ứng là 5,6 gam.

a) Hãy viết phương trình phản ứng ?

b) Tính thành phần % thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp (biết Br = 80).

  1. Đốt cháy một lượng hỗn hợp metan và axetilen thu được 13,2 g CO2 và 5,4 g H2O. Tính thành phần % theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ?

 

 

 

 

Bài viết gợi ý: