TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN

A. LÝ THUYẾT

 I. TƯƠNG TÁC GEN:

- Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các lôcut khác nhau (gen không alen) trong quá trình hình thành một kiểu hình. Bản chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của chúng trong quá trình hình thành kiểu hình

 1. Tương tác bổ sung:

- Là kiểu tác động qua lại của 2 hay nhiều gen không alen làm xuất hiện kiểu hình mới.

-Tương tác bổ sung trong trường hợp P di hợp cả 2 cặp gen thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con thường là một trong các tỉ lệ sau:

+ 9 : 7

+ 9 : 6 : 1

+ 9 : 3 : 3 : 1

 *VD1  9 : 7

   

Thí nghiệm tÆ°Æ¡ng tác bổ sung         

 Sơ đồ lai

Pt/c   AAbb           x             aaBB

Gp     Ab                                aB

F1:      AaBb (100% hoa đỏ)                                                                              

F1 x F1: AaBb                x          AaBb 

GF1: AB, Ab, aB, ab                AB, Ab, aB, ab

 

 *VD2: 9:6:1

- Sơ đồ lai:

F1 x F1:     ♂ AaBb       ×    ♀ AaBb 

GF1 AB,Ab,aB,ab    ↓         AB,Ab,aB,ab   

F2 9 A-B- (quả dẹt) : 3 A-bb  (quả tròn) : 3 aaB- (quả tròn) : 1 aabb  (quả dài)

* VD3: 9:3:3:1


Kết quả hình ảnh cho tương tác bổ sung

Pt/c : AAbb (Mào hạt đậu) x aaBB (Mào hoa hồng)

GP:     Ab                                 aB

F1:    AaBb (100% Mào hạt óc chó)

Fx F1: AaBb (Mào hạt óc chó) x AaBb (Mào hạt óc chó)

GF1:       AB, Ab, aB, ab                 AB, Ab, aB, ab

F2: 9A-B- (mào hạt óc chó): 3A-bb (mào hạt đậu): 3aaB- (mào hoa hồng): 1aabb (mào đơn)


2. Tương tác cộng gộp:

- Là kiểu tác động của nhiều gen, trong đó mỗi gen đóng góp 1 phần như nhau vào sự phát triển của cùng 1 tính trạng

- Phần lớn tính trạng số lượng ( năng suất ) là do nhiều gen tương tác cộng gộp quy định

Tương tác cộng gộp trong trường hợp P dị hợp 2 cặp gen thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con thường là một trong các tỉ lệ sau:

+ 15 : 1

+ 1:4:6:4:1

 * VD1: 15:1

- Lai 2 thứ lúa mì thuần chủng hạt màu đỏ và hạt màu trắng → F1: 100% màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn → F2: 15 cây hạt màu đỏ (đỏ thẫm → đỏ nhạt) : 1 cây hạt màu trắng.

Sơ đồ lai:

Kết quả hình ảnh cho tương tác cộng gộp LÚA MÌ

  * VD2: 1:4:6:4:1

- Khi trong kiểu gen có 1 alen trội (bất kể A, B hay C) thì tế bào da có khả năng tổng hợp melanin làm cho da có màu sẫm.

- Số lượng alen trội có mặt trong kiểu gen càng nhiều thì da càng sẫm màu hơn. Khi có mặt 6 alen trội thì da có màu đen thẫm nhất.

-  Màu da người do ít nhất 3 gen( A, B, C) nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau chi phối

Kết quả hình ảnh cho tương tác cộng gộp

- Những tính trạng do nhiều gen cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường được gọi là tính trạng số lượng. Những tính trạng số lượng thường là những tính trạng năng suất (sản lượng thóc, sản lượng sữa, khối lượng của gia súc, gia cầm,…).

II. TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN:

- Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau được gọi là gen đa hiệu.

- Trong tế bào có nhiều gen, trong cơ thể có nhiều tế bào. Các gen trong cùng tế bào không hoạt động độc lập mà sản phẩm của chúng sau khi được tạo thành sẽ tương tác với nhiều sản phẩm của các gen khác trong cơ thể.

B. BÀI TẬP MẪU 

Câu 1 Thực chất tương tác gen là gì?

A.   Là sự tác động qua lại giữa các alen trong cặp gen tương ứng.

B.   Là sự tác động qua lại giữa các sản phẩm của gen lên sự hình thành tính trạng.

C.   Là sự tác động qua lại giữa các gen và ngoại cảnh lên sự biểu hiện tính trạng.

         D    Là sự tác động của nhiều gen đến sự hình thành một tính trạng

        Đáp án: B

Câu 2: Nhận định đúng về gen đa hiệu là:

A.   Một gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng.

B.   Một gen mang thông tin quy định tổng hợp nhiều loại Protein.

C.   Một tính trạng do nhiều gen tương tác nhau cùng quy định.

D.   Gen có nhiều alen, mỗi alen có một chức năng khác nhau.

Đáp án A

Câu 3: Hiện tượng ở lúa mì hạt đỏ đậm, nhạt khác nhau tuỳ thuộc vào số lượng gen trội có mặt trong trong kiểu gen, số lượng gen trội càng nhiều thì màu đỏ càng đậm.

             Hiện tượng này là kết quả của

      A. Tác động cộng gộp của các gen không alen.             B. Tác động của một gen lên nhiều tính trạng

      C. Tương tác át chế giữa các gen lặn không alen.          D. Tương tác át chế giữa các gen trội không alen.

Đáp án A 

Câu 4: Cho các kiểu tương tác gen sau đây:

    1: Alen trội át hoàn toàn alen lặn                    2: Tương tác bổ sung

3: Tương tác cộng gộp                                   4: Alen trội át không hoàn toàn alen lặn

5: Tương tác át chế

Các kiểu tương tác giữa các gen không alen là:

A. 2, 3, 5                                B. 1, 2, 3                                C. 2, 3, 4                                D. 1, 2, 3, 4, 5


Tương tác không alen là tương tác giữa hai gen không cùng locut ( vị trí ) trên cặp NST tương đồng .

Các kiểu tương tác giữa các gen không alen là 2, 3, 5

    1 và 4 là tương tác giữa 2 alen của 1 gen

     Đán án A


C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1 Cho lai 2 cây bí tròn với nhau thu được đời con gồm 272 cây bí quả tròn : 183 cây bí quả bầu dục : 31 cây bí quả dài.

            Sự di truyền theo tính trạng hình dạng quả tuân theo quy luật:

      A. Tương tác bổ sung              B. Liên kết hoàn toàn

      C. Tương tác cộng gộp           D. Phân li độc lập của Menden

P : tròn x tròn

    F1 : 9 tròn : 6 bầu dục : 1 dài

=> Tính trạng do 2 gen không alen Aa, Bb qui định theo kiểu tương tác bổ sung 9:6:1

A-B- = tròn

A-bb = aaB- = bầu aabb = dài

    Đáp án A

Câu 2 Ở một loài thực vật, cho 2 cây thuần thủng đều có hoa màu trắng lai với nhau, thu được F1 có 100% cây hoa màu đỏ.

            Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn , F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật nào?

          A. Tương tác cộng gộp            B. Ngoài NST (di truyền ngoài nhân)

          C. phân li                                  D. Tương tác bổ sung


Pt/c : trắng x trắng F1 : 100% đỏ

    F1 x cây đồng hợp lặn Fa : 3 trắng : 1 đỏ

    do Fa có 4 tổ hợp lai

    => F1 cho 4 tổ hợp giao tử

    => F1 : AaBb

=> Fa : 1AaBb : 1 Aabb : 1aaBB : 1aabb Do F1 AaBb có kiểu hình đỏ

=> Vậy từ Fa có A-B- = đỏ A-bb = aaB- = aabb = trắng

Vậy tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung kiểu 9 : 7 qui định

Đáp án D


Câu 3 Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật

            A. phân li độc lập.      B. liên kết gen hoàn toàn.         C. tương tác bổ sung.            D. tương tác cộng gộp

P: tròn x tròn

F1 : 272 tròn : 183 bầu : 31 dài

ó 8,77 tròn : 5,90 bầu : 1 dài

ó 9 tròn : 6 bầu : 1 dài F1 có 16 tổ hợp lai = 4 x 4

ð P mỗi bên cho 4 tổ hợp giao tử

ð P: AaBb

ð F1 : 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

         Vậy A-B- = tròn ;  A-bb = aaB- = bầu aabb = dài

Vậy tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung

Đáp án C

Câu 4 Ở một loài thực vật, người ta tiến hành lai hai dòng thuần chủng, một dòng lá có lông mặt trên lá, dòng kia có lông ở mặt dưới lá. Tất cả các con lai F1 đều có lông  ở  hai mặt lá. Khi  lai phân tích con lai Fl, người ta thu được 25% số cây có lông ở hai mặt lá, 25% số cây có  lông ở mặt lá dưới, 25% số cây có lông ở mặt lá trên và 25% số cây không có lông.

             Kết quả phép lai này cho thấy, tính trạng do

         A. Tương tác trội lặn không hoàn toàn giữa hai alen của cùng locut.

B.  Tương tác bổ trợ giữa hai alen trội cùng quy định một kiểu hình

C.    Tương tác bổ trợ giữa hai alen trội.

         D. Có sự tái tổ hợp di truyền giữa các alen.


Ta có con lai F1 lai phân tích tạo ra 4 loại kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau .

ðcon lai F1 tạo ra 4 loại giao tử và dị hợp hai cặp gen AaBb

ðKiểu gen do hai gen không alen tương tác với nhau quy định

ðQuy ước :

A-B- số cây lông hai mặt

A-bb số cây lông mặt dưới

aaB- số cây lông mặt trên

aabb số cây không lông.

    Đáp án C

Câu 5: Chiều cao cây do 3 cặp gen phân li độc lập, tác đọng cộng gộp quy định. Sự có mặt mỗi gen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 5 cm. Cây thấp nhất có chiều cao = 150 cm. Cho cây có 3 cặp gen dị hợp tự thụ phấn. Xác định khả năng có được một cây có chiều cao 165 cm?

A. 6/64                      B. 15/64                           C. 1/64                                       D. 20/64

Cây có chiều cao 165 cm có số alen trội trong kiểu gen là :

(165 – 150) : 5 = 3

Cây dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn, xác suất để có được một cây cao 165cm là :


Đáp án D

Câu 6: Ở một loài thực vật, cho Pt/c: Quả tròn x Quả tròn ® F1: 100% Quả dài. Cho F1 lai với 1 cây quả tròn cho ra đời con với tỉ lệ 3 dài, 4 tròn, 1 dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho quả dài F2 giao phấn tự do được F3. Trong số quả dài F3, tỉ lệ quả dài có kiểu gen dị hợp là

A. 3/4.                                   B. 1/8.                              C. 33/256.                        D. 2/9.

8 tổ hợp = 4 x 2

Một bên tạo ra 4 giao tử , một bên cho ra 2 loại giao tử F1 : Aa Bb , cây quả tròn có kiểu gen Aabb hoặc aaBb

Quy ước : A-B – quả dài ; A-bb = aaB- : tròn ; aabb = dẹt

Aa Bb x Aa Bb => 9 A-B - ; 3 A-bb ; 3 aaB- : 1 aabb

Ta có F2 dài có tỉ lệ kiểu gen : 1/9 AABB : 2 /9 Aa BB : 2/9 AABb : 4/9 AaBb

ð         AB = 4/9

ð         Ab = 2/9

ð         aB = 2/9

ð         ab= 1/9

Cây dài F2 giao phối sinh ra cây quả dài là : 4/9 + 4/9 x 5/9 + 2/9 x 2/9 x 2 = 36/81 +20/81 + 8/81 = 64/81

Cây dài F2 đồng hợp là 16/81

Cây dài F3 dị hợp là : 64 /81 – 16/81 = 48/81

Tỉ lệ cây dài có kiểu gen dị hợp trong số những cây dài là : 3/4

Đáp án A

Câu 7: Bộ lông của gà được xác định bởi 2 cặp gen không alen di truyền độc lập. Trong đó A quy định lông có màu, alen lặn tương ứng a quy định màu lông trắng; cặp gen còn lại gồm 2 alen B và b, trong đó B át chế màu (cho màu lông trắng) còn b không át chế màu. Cho nòi gà thuần chủng có kiểu gen AAbb lai với nòi aaBB được F1 đồng tính. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ F2 là:

A.     9 trắng : 7 lông màu

B.     9 lông màu : 7 lông trắng

C.     13 lông màu : 3 lông trắng

D.     13 lông trắng : 3 lông màu

Ta có Kiểu gen

A-bb : có màu

aabb: = aaB-= A-B-: màu trắng

ð         P : AAbb x aaBB

ð         F1 :    AaBb

ð         F1 x F1 : AaBb x AaBb

ð         F2 : 9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb

ð         13 trắng : 3 màu

ð         Đáp án D

Câu 8 Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là

A. 1/9                                    B. 1/12                             C. 3/16                             D. 1/36

P: dẹt x bầu

F1 : 100% dẹt

F1 x đồng hợp lặn

Fa : 1 dẹt : 2 tròn : 1 bầu Fa có 4 tổ hợp lai

ð F1 cho 4 tổ hợp giao tử ( do là lai phân tích )

ð F1 : AaBb

ð Fa : 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Vậy A-B- : dẹt (do F1 dẹt)

       A-bb = aaB- = tròn aabb = bầu

Tính trạng di truyền theo cơ chế tương tác bổ sung F1 tự thụ

F2 : 9 A-B – (dẹt) : [ 3 A-bb : 3 aaB-] ( tròn ) : 1 aabb ( bầu dục )

Tròn F2 : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB :2aaBb

Tròn F2 x tròn F2

Giao tử : 1/3 Ab : 1/3aB : 1/3ab

Bầu F3 : 1/3 ab x 1/3 ab = 1/9

Đáp án A


Câu 9 Lai hai cây hoa trắng với nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tạp giao thu được F2: 56,25% cây hoa đỏ và 43,75% cây hoa trắng. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên thu được F3. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F3 , xác suất để thu được cây hoa đỏ là :

A.   16/81          B. 17/81                       C.   64/81                           D.    17/49

Ta có cây F1 tạp giao thu được 9 đỏ : 7 trắng => tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen tương tác với nhau quy định

Quy ước : A- B – đỏ , các kiểu gen còn lại quy định kiểu hình hoa trắng

Các cây hoa đỏ ở F2 có kiểu gen và tỉ lệ lần lượt là 1/9 AABB : 2/9 AaBB : 2/9 AABb : 4 AaBb

Giảm phân thu được tỉ lệ giao tử là : 4/9 AB : 1/9 ab : 2/9 Ab : 2/9 aB

F2 giao phối tự do : (4/9 AB : 1/9 ab : 2/9 Ab : 2/9 aB) (4/9 AB : 1/9 ab : 2/9 Ab : 2/9 aB)

Xác suất thu được cây hoa đỏ là : 4/9 x 1 + 1/9 x 4/9 + 2/9 x ( 4/9 + 2/9) x 2 = 4/9 + 4/81 + 24/81 = 64/81

Đáp án C

Câu 10: Ở 1 loài thực vật, khi cho 2 thứ hoa thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng lai với nhau thu được F1 100% cây hoa đỏ. Khi cho cây F1 lai phân tích thu được F2 có tỷ lệ : 1đỏ : 2 hồng : 1 trắng. Khi cho F1 tự thụ phấn thu được F2 với tỉ lệ kiểu hình là

A.     12 đỏ : 3 hồng : 1 trắng.

B.     9 đỏ : 4 hồng : 3 trắng.

C.     9 đỏ : 3 hồng : 4 trắng.

          D      9 đỏ: 6 hồng : 1 trắng

F2 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng = 4 tổ hợp nên tính trạng màu sắc hoa do hai gen phân ly độc lập có tương tác quy định

A-B- hoa đỏ

A-bb và aaB- hoa hồng aabb : hoa trắng

Vậy khi cho F1 tự thụ phấn : AaBb x AaBb

thì F2: 9A-B- : 3 A-bb: 3 aaB- : 1 aabb

Tỷ lệ kiểu hình: 9 đỏ: 6 hồng : 1 trắng

Đáp án D



ĐỂ HIỂU RÕ VÀ NẮM CHẮC KIẾN THỨC VỀ BÀI HỌC.  XIN MỜI CÁC BẠN LÀM ĐỀ TRẮC NGHIỆM QUY LUẬT DI TRUYỀN TƯƠNG TÁC PHẦN 1 CÓ ĐẦY ĐỦ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT- THÔNG HIỂU-VD-VDC KÈM LỜI GIẢI CHI TIẾT. TRONG THỜI GIAN SỚM NHẤT SẼ CẬP NHẬT CÁC PHẦN TIẾP THEO. CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT !

   https://loga.vn/chi-tiet-de-thi/8790/quy-luat-di-truyen-tuong-tac-phan-1















Bài viết gợi ý: