Cần làm rõ những nội dung sau:
a. Giới thiệu và thơ ca Tố Hữu:
– Tố Hữu là nhà thơ cách mạng tiêu biểu trong những năm đầu thế kỉ XX. Chặng đường thơ của ông gắn liền với những giai đoạn lịch sửcủa cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
– Thơ Tố Hữu có sự kết hợp sâu sắc giữa chất thơ trữ tình – chính trị. Nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét về thơ Tố Hữu như sau: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”.
b. Đặc điểm thơ trữ tình – chính trị của thơ Tố Hữu.
– Thơ chính trị ít quan tâm đến cuộc sống và những tâm tình riêng tư của cá nhân mà thường đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính toàn dân, quan hệ tới vận mệnh sống còn của cả một dân tộc, một đất nước. Thơ chính trị của Tố Hữu rất quan tâm tới mỗi con người, đặt con người trong mối quan hệ với cộng đồng, cái ta với cá nhân, với những tình cảm của cá nhân.
+ Thơ Tố Hữu cũng góp phần hướng đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, đề cập đến những vấn đề lớn lao của đất nước, phản ứng từng chặng đường lịch sử của dân tộc và khí thế hào hùng của cách mạng dân tộc.
+ Thự Tố Hữu vẫn là những dòng thơ có tính chất hô hào, cổ động phong trào cách mạng của dân tộc ta, thể hiện nhiệt huyết cách mạng sục sôi.
– Tuy nhiên, trong thơ Tố Hữu, chính trị không phải là những lời lí thuyết suông, khô khan, giáo điều, không phải là những lời hô hào mang tính áp đặt. Tố Hữu đã chuyển hoá điều đó thành những vấn đề tình cảm, đậm chất trữ tình:
+ Đó là lời tâm sự chân thành của người thanh niên trẻ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng và nguyện chiến đấu vì lí tưởng đó.
+ Những lời nhắn nhủ, trò truyện, lời tâm sự chan chứa niềm tin yêu với đồng bào, đồng chí tác động mạnh mẽ tới tình cảm, cảm nghĩ của người đọc, người nghe.
Có thể lấy dẫn chứng từ các bài thơ: Việt Bắc, Từ ấy…
+ Đặc biệt, trong thơ Tố Hữu có những vần thơ viết về Bác Hồ với những tình cảm chân thành, xúc động. Đó là tấm lòng biết ơn, yêu thương của cả dân tộc dành cho Người. Lấy dẫn chứng làm rõ thêm qua các bài thơ: Bác ơi, Sáng tháng năm,…