VI SINH VẬT – Nâng cao Học Sinh Giỏi 10

Loga.vn – Ng.M.N

 

KHÁI QUÁT VỀ VI SINH VẬT

 

 

1.VD:

-Nhân sơ: VK lam, VK lao, E.coli…

-Thực vật nguyên sinh: Tảo lục dạng sợi, tảo lục đơn bào…

-Động vật nguyên sinh: Trùng cỏ, trùng amip…

-Nấm: Nấm men, nấm sợi mốc tương…

 

 

2.Định nghĩa:

Là những sinh vật có kích thước rất nhỏ, chỉ quan sát được dưới dưới kính hiển vi.

 

 

3.Đặc điểm:

-Tổ chức cơ thể: Kích thước rất nhỏ bé, đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, 1 số là tập hợp đơn bào.

 

-Dinh dưỡng: Hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh → sinh trưởng và sinh sản nhanh.

 

-Phạm vi loài: Chủ yếu thuộc 3 giới Khởi sinh, Nguyên sinh và giới Nấm.

 

-Phạm vi phân bố: Rộng, ở hầu hết mọi nơi và các loại môi trường khác nhau.

 

 

 

VSV

ĐẶC ĐIỂM CHUNG

VAI TRÒ – TÁC HẠI

Mycoplasma

-Kích thước rất bé, có thể lọt qua phễu lọc vi khuẩn.

-Khuẩn lạc nhỏ.

-Nhân sơ, không có thành tế bào, màng tế bào có cholesterol.

-Sinh sản bằng phân đôi.

-Gây nhiều bệnh hiểm nghèo cho người và sinh vật (Viêm phổi, bệnh tiết niệu, bệnh sinh dục…)

Xạ khuẩn

-Hình sợi, hình tia, sợi có thể phân nhánh.

-Nhân sơ, kích thước nhỏ 0.2→1mm.

-Sợi vi khuẩn có 2 loại:

+Khuẩn ti cơ chất.

+Khuẩn ti khí sinh.

-Khuẩn lạc: bề mặt khô, bám chặt vào môi trường, không nhìn rõ cấu trúc sợi, có cấu trúc phóng xạ, mang nhiều màu sắc khác nhau.

-Sinh sản: Bằng ngoại bào tử.

-Sản xuất chất kháng sinh (streptomixin) và một số chất khác.

-Phân giải một số hợp chất khó phân giải như cellulose, linhin.

-Sản xuất trong công nghiệp enzyme.

Vi khuẩn lam

-Nhân sơ, đơn bào, hoặc đa bào.

-Thành tế bào: Glycopeptid

-Chứa không bào khí để dễ nổi.

-Dinh dưỡng; Quang tự dưỡng.

-Sinh sản: Phân cắt, đứt đoạn.

-Thức ăn cho động vật thuỷ sinh, là thức ăn giàu dinh dưỡng bổ sung.

-Cố định nitrogen không khí, tăng  lượng mùn cho đất.

-Sản xuất sinh khối, điều hoà không khí.

Động vật nguyên sinh

-Tổ chức cơ thể: Đơn bào nhân thực.

-Cấu trúc: Không có thành tế bào, chất dự trữ chủ yếu là glycogen, có roi hoặc không roi.

-Dinh dưỡng: Tự dưỡng hoặc dị dưỡng, tự do hoặc kí sinh gây bệnh. Khi gặp điều kiện bất lợi sẽ kết bào xác.

-Sinh sản: Vô tính bằng cách phân đôi. Hữu tính bằng cách tiếp hợp.

-Là thànhh phần của động vật phù du → thức ăn cho cá, sinh vật khác.

-Gây bệnh ở người và động vật (Sốt rét cơn)…

Vi tảo

-Kích thước: Hiển vi.

-Tổ chức cơ thể: Đơn bào hoặc đa bào, nhân thực.

-Cấu tạo: Có roi hoặc không, thành cellulose dạng sợi mảnh. Lục lạp có sắc tố quang hợp chlorophyll, caroten.

-Dinh dưỡng; Tự dưỡng, phân bố rộng, chủ yếu sống trôi nổi trong nước.

-Sinh sản: Nhanh:

+Vô tính: Phân đôi, bào tử.

+Hữu tính: Giao tử

-Thức ăn cho động vật thuỷ sinh, làm giàu chất hữu cơ cho đất.

-Sản xuất thức ăn giàu protein, vitamine cho người và động vật.

-Xử lý nước thải đô thị, công nghiệp, y tế …

-Một số tảo có độc tính cao → gây chết hàng loạt động vật thuỷ sinh (Hiện tượng nước nở hoa)

Nấm men

-Hình thái: Hình cầu, bầu dục.

-Cấu tạo: đơn bào, đa bào dạng sợi, một số loại cấu tạo từ sợi nấm thật hoặc sợi nấm giả. Thành tế bào cấu tạo từ mannan glucan và nannan chitin.

-Tổ chức cơ thể: Nhân chuẩn.

-Dinh dưỡng: Kí sinh và hoại sinh.

-Sinh sản: Vô tính bằng nẩy chồi, phân cắt hoặc sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.

 

-Thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc chữa bệnh.

-Công nghiệp sản xuất bia, rượu, cồn, men bánh mì, sản xuất sinh khối…

 

-Kí sinh gây hại cho người và động vật.

-Làm hư hỏng thực phẩm.

Nấm sợi

-Tế bào nhân chuẩn, hệ sợi nấm đường kính 3-5mm.

-Cấu tạo: Phân nhánh, không có vách ngang, có thể hình thành sợi cộng bào. Thành tế bào có cấu trúc khác nhau, tuỳ nhóm: Hemicellulose, chitin.

-Dinh dưỡng: Hoại sinh hoặc kí sinh.

-Sinh sản: Vô tính bằng đứt đoạn, bào tử hoặc sinh sản hữu tính.

-Sản xuất thức ăn giàu protein và vitamine.

-Sản xuất thuốc kháng sinh và vitamine.

-Sản xuất các loại hoá chất như GA, AIA…

 

-Kí sinh gây bệnh ở người và động vật, thực vật.

 

 

Xạ khuẩn

Khuẩn lạc xạ khuẩn

.

CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

 

 

I.MÔI TRƯỜNG SÔNG CỦA VI SINH VẬT

 

 

1.Trong tự nhiên: Sống ở hầu hết các loại môi trường, kể cả môi trường khắc nghiệt.

 

 

2.Trong phòng thí nghiệm: Chia thành 2 loại môi trường:

 

 

a.Môi trường lỏng (Môi trường dịch thể):

Trên cơ sở số lượng, thành phần các chất trong môi trường đã biết hay chưa biết, chia thành:

 

-Môi trường tự nhiên: Gồm các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần.

     VD:

+Cao thịt bò: Chứa các acid amine, peptide, nucleotide, acid hữu cơ, vitamine và một số chất khoáng.

+Pepton: Là dịch thuỷ phân một phần của thịt bò, cazein, bột đậu tương… dùng làm nguồn carbon, năng lượng và nitrogen.

+Cao nấm men: Là nguồn phong phú các vitamine nhóm B cũng như nguồn carbon, nitrogen.

 

-Môi trường tổng hợp: Gồm các chất đã biết thành phần hoá học và số lượng.

 

-Môi trường bán tổng hợp: Gồm các chất tự nhiên và các chất hoá học.

 

 

b.Môi trường đặc:

Khi thêm vào môi trường lỏng 1,5→2% thạch (agar)

 

 

II.CÁC KIỂU TỔNG HỢP CÁC CHẤT n CÁC KIỂU DINH DƯỠNG:

Trên cơ sở nguồn năng lượng, nguồn carbon dùng để tổng hợp các chất, chia thành:

 

Kiểu dinh dưỡng

Nguồn năng lượng

Nguồn carbon chủ yếu

VD

1.Quang tự dưỡng

Ánh sáng

CO2

Tảo, VK lam, VK lưu huỳnh màu tía, màu lục

2.Quang dị dưỡng

Ánh sáng

Chất hữu cơ

VK tía, VK lục không chứa lưu huỳnh

3.Hoá tự dưỡng

Chất vô cơ (NH4+, NO2-, H2, H2S, Fe2+…)

CO2

VK nitrate hoá, VK oxy hoá lưu huỳnh, VK hydro

4.Hoá dị dưỡng

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ

VSV lên men, hoại sinh …

 

→ Có 4 kiểu dinh dưỡng, trong khi ở thực vật, ở động vật bậc cao chỉ có một kiểu dinh dưỡng.

 

 

III.MỘT SỐ KIỂU PHÂN GIẢI CÁC CHẤT n CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT Ở VSV

 

 

Đặc điểm

Hô hấp hiếu khí

Hô hấp kị khí

Lên men

VD

 

VK nốt sần

Nấm men, VK lactic…

Định nghĩa

Là quá trình OXH các phân tử hữu cơ.

Quá trình phân giải carbohydrate để thu NL cho TB.

Là sự phân giải carbohydrate trong tế bào chất, được xúc tác bởi enzyme trong điều kiện kị khí, không có sự tham gia của một chất nhận electron từ bên ngoài.

Chất nhận điện tử cuối cùng

O2 :

-Ở SV nhân thực chuỗi truyền điện tử ở màng trong ti thể.

-Ở SV nhân sơ diễn ra ngay trên màng sinh chất.

Chất vô cơ, có thành phần ion là: NO3, SO42-.

Các phân tử hữu cơ.

Sản phẩm tạo thành

CO2, H2O, NL

NL

Lactic, rượu, dấm…hữu cơ.

 

1.Hô hấp:

a.Trong môi trường có oxy:

 

*Hô hấp hiếu khí:

-Chất nhận electron là O2.

-Sản phẩm: 36-38mol ATP (tức 40% năng lượng của một mol glucose.

 

*Hô hấp hiếu khí không hoàn toàn:

Môi trường thiếu một số nguyên tố vi lượng → Thiếu một số coenzyme trong chuỗi chuyền electron → không thể dừng ở pha phân giải thứ nhất (Gồm đường phân và chu trình Krebs) → Thải ra môi trường các sản phẩm phân giải dở dang.

 

*Hô hấp vi hiếu khí:

Xảy ra ở một số VK mà trong tế bào không đủ số lượng, chủng loại enzyme (SOD – SuperOxyDismutase, catalase, peroxydase…) phân giải triệt để các yếu tố độc hại (H+, O—, OH-) trong điều kiện  môi trường có ít O2 ­.

 

b.Trong môi trường không có oxy – Hô hấp kị khí

 

*Hô hấp nitrate (Khử dị hoá nitrate, phản nitrate hoá):

Lấy oxy từ hợp chất nitrate làm chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi vận chuyển electron.

1 mol glucose → 25 mol ATP (30%).

*Hô hấp sulfate: (Khử dị hoá sulfate, phản sulfate hoá)

Lấy oxy từ sulfate làm chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi vận chuyển electron.

1 mol glucose → 22 mol ATP (25%).

2.Lên men: 1 mol glucose → 2 mol ATP (2%)

Là quá trình phân giải carbohydrate xúc tác bởi enzyme trong điều kiện kị khí, không có sự tham gia của chất nhận electron từ bên ngoài. Trong đó, chất cho và chất nhận e đều là các chất hữu cơ.

             

 

IV.QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP CÁC CHẤT

 

1.Cơ chế:

a.Tổng hợp acid nucleic:

-Diễn ra giống với quá trình tổng hợp acid nucleic của mọi sinh vật khác: Nhờ quá trình tự sao, sao mã theo nguyên tắc bổ sung.

b.Tổng hợp protein:

RNA → Protein thông qua quá trình giải mã.

n (acid amine) → polypeptide

c.Tổng hợp polysacharide: VD: tinh bột, glycogen, chitin, cellulose.

(glucose)n + [ADP-glucose] → (glucose)n+1 + ADP

 

d.Tổng hợp lipid:

-Dihydroaceton–P → Glyceron

-Các phân tử acetyl-CoA → Các acid béo.

-Glycerol + acid béo → Lipid

 

2.Ứng dụng:

a.Sản xuất sinh khối hoặc protein đơn bào

Lên men chất thải từ các nhà máy chế biến rau, quả, bột, sữa, … để thu nhận sinh khối làm thức ăn cho chăn nuôi.

 

b.Sản xuất acid amine

Sản xuất acid amine quý (không thay thế) cho người và gia súc.

Acid amine không thay thế là loại acid amine cơ thể không có khả năng tự tổng hợp mà phải lấy vào trực tiếp.

Acid amine thay thế là loại acid amine mà cơ thể có khả năng tự tổng hợp được.

 

c.Sản xuất các chất xúc tác sinh học

Các enzyme ngoại bào của VSV được sử dụng phổ biến:

-Amylase: Thuỷ phân tinh bột → Dùng làm tương, rượu nếp, sản xuất bánh kẹo, công nghiệp dệt, sản xuất syrup.

-Protease (Thủy phân protein) → Dùng làm nước tương, chế biến thịt, công nghiệp thuộc da, công nghiệp bột dặt…

-Cellulase (Thuỷ phân cellulose) → Dùng trong chế biến khai thác và xử lý các bã thải dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và sản xuất bột giặt.

-Lipase (Thuỷ phân lipid) → Dùng trong công nghiệp bột giặt, chất tẩy rửa.

 

d.Sản xuất gôm sinh hoc

Sản xuất kem phủ bề mặt bánh, chất phụ gia  trong công nghiệp khai thác dầu hoả.

Trong y học, dùng làm chất thay thế huyết tương.

Trong sinh hoá học, dùng làm chất tách chiết enzyme.

Sưu tầm và tổng hợp

Loga.vn

Bài viết gợi ý: