1.
Chính sách cai trị của nhà Hán:
- Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta ...
Chính sách cai trị của nhà Ngô:
- Tách Châu Giao thành hai quận là Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).
- Đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh.
- Bắt dân ta phải nộp thuế (thuế muối, thuế sắt ...), lao dịch, và phải nộp cống (những sản vật quý, sản phẩm thủ công ...).
- Chúng bắt dân ta phải học tiếng Hán, chữ Hán, chúng đưa người Hán sang ở cùng nhân dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục cũng như tập quán của người Hán nhằm đồng hóa dân ta.
Chính sách cai trị của nhà Lương:
- Chia lại nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An-Hà Tĩnh), Hoàng Châu (Quảng Ninh).
- Chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao những chức vụ quan trọng.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế.
2.
Ý nghĩa lịch sử:
- Nền độc lập dân tộc được khôi phục. - Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc. - Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.