1.Tiêu hóa -Ống tiêu hóa gồm: miệng - dạ dày - ruột - hậu môn -Tuyến tiêu hóa gồm: gan - mật - tuyến ruột -Bóng hơi giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng 2.Tuần hoàn và hô hấp a)Hô hấp: -Cá chép hô hấp bằng mang b)Tuần hoàn: -Hệ tuần hoàn gồm tim và các mạch. Tim cá có 2 ngăn là: tâm nhĩvà tâm thất, nối vối các mạch tạo thành 1 vòng tuần hoàn kín -Khi tâm thất co tống máu vào động mạch chủ bụng từ đó chuyển qua các mao mạch mang, ở đây xảy ra sự trao đổi khí, máu trở thành đỏ tươi, giàu oxi, theo động mạch chủ lưng đến các mao mạch ở các cơ quan cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động. Máu từ các cơ quan theo tĩnh mạch bụng trở về tâm nhĩ. Khi tâm nhĩ co dồn mấu sang tâm thất và cứ như vậy máu được vận chuyển trong một vòng kín 3.Bài tiết: -Thận nằm giữa 2 bên cột sống, thận cá thuộc thận giữa, còn đơn giản -Chức năng lọc máu và thải các chất không cần thiết ra ngoài II.THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN -Hệ thần kinh của cá chép hình ống, nằm ở phía lưng gồm: bộ não, tủy sống, các dây thần kinh và hành khứu giác -Cấu tạo não cá: +Não trước: kém phát triển +Não trung gian +Não giữa: lớn, trung khu thị giác +Hành tủy: điều khiển nội quan +Tiểu não: phát triển, phối hợp cử động phức tạp -Giác quan: +Mắt: không có mí nên chỉ nhìn gần +Mũi: đánh hơi tìm mồi +Cơ quan đường bên nhận biết áp lực tốc độ dòng nước