NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH GIUN ĐŨA Ở TRẺ EM
Giun đũa Ascaris lumbricoides kí sinh ở người, rất phổ biến ở trẻ em. Trứng giun đũa ở phân người bị lẫn trong đất cát, bụi, vv. nhiễm vào cơ thể qua đường miệng, trưởng thành ở phần trên ruột non, có một chu kì ấu trùng qua phổi.
TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN BỆNH GIUN ĐŨA Ở TRẺ EM
- Thường có biểu hiện đau bụng, kém ăn, không tăng cân.
- Ở giai đoạn ấu trùng qua phổi trẻ bị ho, sốt, tăng bạch cầu ưa eosin, có hình ảnh thâm nhiễm ở phổi (hội chứng Loeffer).
- Đôi khi trẻ vào viện với các biểu hiện nặng như tắc ruột do giun, viêm ruột thừa, nôn và ***** ra giun, viêm tắc đường mật, apxe gan do giun, vàng da viêm đường mật.
- Chẩn đoán dựa vào:
Nôn, ***** ra giun.
Tìm trứng giun trong phân.
ĐIỀU TRỊ BỆNH GIUN ĐŨA Ở TRẺ EM
Có thể lụa chọn:
- Mebendazọl, 100mg/ngày, trong 3 ngày với trẻ trên 2 tuổi hoặc Mebendazol 500mg một liều.
- Piperazin xitrat, 75mg/kg/ngày, trong 2 ngày (tối đa 3,5g/ngày).
- Decaris (Levamisol), 2,5 mg/kg, uống 1 lần.
- Điều trị ngoại khoa khi tắc ruột, tắc đường mật, viêm ruột thừa, apxe gan do giun.
PHÒNG BỆNH GIUN ĐŨA Ở TRẺ EM
- Vệ sinh tay, chân, ăn, uống.
- Sử dụng hố xí kín, hợp vệ sinh, không dùng phân tươi.