ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
A. LÝ THUYẾT
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA
GEN VÀ TÍNH TRẠNG
- Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước như vậy
nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể
chi phối
II. SỰ TƯƠNG TÁC
GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG
- Kiểu gen, môi trường và kiểu hình có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước
môi trường. Môi trường tham gia vào sự hình thành kiểu hình cụ thể. Kiểu hình
là kết quả tương tác của kiểu gen và môi trường
Ví dụ: sự thay đổi màu sắc của lông thỏ Himalaya phụ thuộc vào nhiệt độ, màu sắc hoa cẩm tú cầu phụ t huộc pH của đất. àKH bị chi phối bởi môi trường
Ví dụ: Năng suất (kiểu
hình) của một giống lúa bất kỳ bị chi phối bởi cả giống (kiểu gen) và kỹ thuật
canh tác, chế độ chăm sóc (môi trường)
- Những biến đổi ở kiểu
hình trong đời cá thể do ảnh hưởng của môi trường, không do biến đổi trong kiểu
gen được gọi là thường biến. Tuy thường biến không được di truyền nhưng
nhờ nó mà cơ thể có khả năng thích ứng với những biến đổi của môi trường
Ví dụ: những cây môn,
cây ráy nếu trồng ở nơi ít nước, khô hạn thì lá sẽ nhỏ còn nếu trồng nơi mát mẻ
ẩm ướt thì lá và thân sẽ rất to à thường biến
III. MỨC PHẢN ỨNG
CỦA KIỂU GEN
1. Khái niệm và đặc điểm
- Tập hợp các kiểu hình
của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức
phản ứng. Mức phản ứng do kiểu gen qui định và được di truyền cho thế hệ sau.
- 2 cá thể có cùng kiểu
gen nhưng khi sống trong 2 môi trường khác nhau thì cũng hình thành nên những
kiểu hình không giống nhau
Ví dụ:+ màu da dễ bị
thay đổi bởi môi trường à mức phản ứng rộng
+nhóm máu, màu tóc ít bị ảnh hưởng bởi môi trường à mức phản ứng hẹp
- Thường thì các tính
trạng số lượng sẽ có mức phản ứng rộng như. Ví dụ: lượng thịt, sữa, số trứng,
số hạt trên bông lúa…
- Các tính trạng chất lượng thì lại có mức phản ứng hẹp. Ví dụ: hàm lượng bơ, prôtêin trong thịt bò …
2. Sự mềm dẻo KH ( thường biến)
- Là hiện tượng 1 KG có thể thay đổi KH trước sự khác nhau của MT, xảy ra do sự tự điều chỉnh về sinh lý giúp SV thích nghi với những điều kiện khác nhau của MT
- Mỗi KG chỉ có thể điều
chỉnh KH trong 1 phạm vi nhất định.
- Đặc điểm: Có tính đồng
loạt, theo hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường, không di truyền.
B. BÀI TẬP MẪU
Câu 1: Tính trạng số lượng không có đặc điểm nào dưới đây?
A.Khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.
B. Đo lường được bằng cân, đong, đo, đếm bằng
mắt thường.
C.Thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.
D.Chịu sự tác động mạnh của điều kiện môi
trường, kỹ thuật chăm sóc.
Giải:Tính trạng số lượng là gen do nhiều alen
quy định => chịu tác động lớn của điều kiện môi trường
Tính trạng chất lượng mới ít chịu ảnh hưởng của
môi trường
Đáp án A
Câu 2: Phát
biểu đúng khi nói về mức phản ứng là
A. mức phản ứng không do kiểu gen
qui định.
B. mỗi gen trong một kiểu gen
có mức phản ứng riêng.
C. tính trạng số lượng có mức phản
ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.
D. các gen trong một kiểu gen chắc
chắn sẽ có mức phản ứng như nhau.
Lời
giải
Phát biểu đúng là B
A sai, mức phản ứng do kiểu gen qui định
C sai, tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp
D sai, các gen trong 1 kiểu gen có mức phản ứng khác nhau
Đáp án B
Câu 3 Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về mức phản ứng?
A. Một kiểu gen có số lượng kiểu hình càng nhiều thì càng có mức phản ứng rộng.
B. Mức phản ứng là những biến đổi về kiểu hình, không liên quan đến kiểu gen nên không có khả năng di
truyền được.
C. Những loài sinh sản sinh dưỡng thường dễ xác định mức phản ứng hơn loài sinh sản hữu tính.
D. Các gen trong cùng một kiểu gen có cùng mức phản ứng.
Lời giải
Phát biểu không đúng là các gen trong cùng một kiểu gen có cùng mức phản ứng.
Điều này là sai, trong 1 kiểu gen, mỗi gen có 1 mức phản ứng riêng biệt, có thể có 1 vài gen ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau
Đáp án D
C. CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM
Câu 1 Có
mấy phát biểu sau đây không đúng khi nói về mức phản ứng?
(1) Mức phản ứng là tập
hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường
khác nhau
(2) Ở
loài sinh sản vô tính, các cá thể con thường có mức phản ứng khác với cá
thể mẹ
(3) Ở
giống thuần chủng, các cá thể đều có mức phản ứng giống nhau
(4) Mức
phản ứng do kiểu gen quy định, không phụ thuộc vào môi trường
A. 1 B.2 C.3 D.4
Câu 2 Biến dị tổ hợp là loài biến dị được hình thành do sự tổ hợp lại các gen có sẵn ở bố mẹ. Có bao nhiêu quá trình sau đây là cơ chế tạo nên các biến dị tổ hợp?
(1) Sự
phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân
(2) Sự nhân đôi của các gen trong phân bào nguyên phân
(3) Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng
(4) Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng
A.1 B. 3 C.4 D.2
Câu 3 Cho
các ví dụ sau:
(1) Người bị bạch tạng kết hôn với người bình thường sinh con có thể bị bạch tạng
(2) Trẻ em bị bệnh pheniketo niệu nếu áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường
(3) Người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ bi viêm phổi, thấp khớp, suy thận,...
(4) Người bị hội chứng AIDS thường bị ung thư, tiêu chảy, viêm phổi,...
(5) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng màu hoa biêu rhienej tùy thuộc vào độ pH của môi trường đất
(6) Ở người, kiểu gen AA quy định hói đầu, kiểu gen aa quy định tóc bình thường, kiểu gen Aa quy định hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ
Có bao nhiêu ví dụ ở trên phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình?
A.2 B. 3 C.4 D.1
Câu 4 Khi
nói về mức phản ứng, xét các kết luận sau đây:
(1) Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen.
(2) Ở các loài sinh vật sinh sản vô tính, các cá thể con có mức phản ứng khác với cá thể bố mẹ.
(3) Ở giống thuần chủng, các cá thể đều có mức phản ứng giống nhau.
(4) Mức phản ứng do kiểu gen quy định không phụ thuộc vào môi trường.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A.2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 5 Sự
mềm dẻo kiểu hình (thường biến) có vai trò
A.Tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.
B. Giúp sinh vật có nhiều mức phản ứng.
C. Giúp sinh vật hình thành nhiều đặc điểm thích nghi.
D.Giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Câu 6 Cho các thông tin sau:
(1) Trong một quần thể
thỏ lông trắng xuất hiện một vài con có lông màu đen.
(2) Những con thỏ ốm yếu,
bệnh tật dễ bị kẻ thù tiêu diệt
(3) Một con suối nước chảy quanh năm làm cho các con thỏ ở bên này và bên kia suối không thể gặp nhau.
(4) Những con có lông màu trắng thích giao phối với các con có lông màu trắng hơn là giao phối với các con có lông màu đen
(5) Một đợt rét đậm có thể làm cho số cá thể của quần thể thỏ giảm đi đáng kể.
Những thông tin góp phần hình thành nên một loài thỏ mới là:
A.(2), (3), (4), (5).
B.(1),
(2), (3), (4).
C.(1),
(3), (4), (5).
D.(1),
(2), (3), (4), (5).
Câu 7 Yếu tố qui định mức phản ứng của cơ thể là
A.
điều
kiện môi trường B.
thời kì sinh trưởng
C. kiểu gen của cơ
thể D.
thời kì phát triển.
Câu 8 Hiện tượng một
kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau
được gọi là
A. sự thích nghi
của sinh vật. B. mức
phản ứng.
C. sự mềm dẻo kiểu hình D. sự thích nghi kiểu gen.
Câu 9 Khi nói về đặc điểm của mức phản ứng, nhận
xét nào dưới đây là không đúng?
A.Tính trạng
chất lượng có mức phản ứng hẹp , tính trạng số lượng có số lượng có mức phản
ứng rộng
B. Trong
một kiểu gen, các gen có cùng chung một mức phản ứng
C. Mức phản ứng về từng tính trạng thay đổi tùy theo kiểu gen của từng giống
D.Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau
Câu 10 Cho 1 số hiện tượng biến dị sau ở sinh vật thường gặp trong tự nhiên
1. Lúa lùn, cứng, có khả năng chịu được gió mạnh
2. Bàng và xoan rụng lá vào mùa đông
3. Cây ngô bị bạch tạng.
4. Cây hoa anh thảo đỏ thuần chủng khi trồng ở 35oC thì ra hoa màu trắng.
Những biến dị thường biến là
A. 1 ,2 B. 1,3 C. 2,3 D. 2,4
Câu 11 Sự mềm dẻo kiểu hình giúp
A. sinh vật có sự mềm dẻo về kiểu gen để thích ứng.
B. quần thể sinh vật đa dạng về
kiểu gen và kiểu hình.
C. sinh vật thích nghi với
những điều kiện môi trường khác nhau.
D. sinh vật có tuổi thọ được kéo dài khi môi trường thay đổi.
Câu 12 Ví dụ nào sau đây không phải là thường biến?
A. Một số loài thú ở xứ lạnh về mùa đông có bộ lông dày màu trắng, về mùa hè lông thưa hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xám.
B. Con tắc kè hoa đổi màu theo nền môi trường.
C. Sâu xanh ăn rau có màu xanh như lá rau.
D. Cây rau mác khi chuyển từ môi trường cạn xuống môi trường nước thì có thêm lá hình bản dài.
HDG
Câu 1 :Lời giải
Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình khác nhau tương ứng
với các điều kiện môi trường khác nhau của cùng một kiểu gen
Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được, do
đó con sinh ra ở loài sinh sản vô tính có kiểu gen gần như hoàn toàn giống mẹ
nên có mức phản ứng giống mẹ, do đó (2) sai
Các cá thể cùng kiểu gen thì
cùng mức phản ứng. Các cá thể thuần chủng này chỉ có mức phản ứng giống nhau
khi chúng có kiểu gen giống nhau mà thôi
Môi trường tác động đến sự biểu hiện kiểu hình của mức phản ứng của kiểu gen xác định nên (4) sai Vậy các phát biểu không đúng: (2), (3), (4)
Đáp án C
Câu 2:Lời giải
Các
cơ chế tạo nên biến dị tổ hợp: (1), (3)
Sự nhân đôi các gen trong nguyên phân không có ý nghĩa tạo biến dị tổ
hợp
Các cromatit cùng nguồn gốc
giống nhau hoàn toàn nên có trao đổi chéo đi nữa cũng không có ý nghĩa
Đáp án D
Câu 3:Lời giải
Sự mềm dẻo kiểu hình hay thường biến , thay đổi kiểu hình phụ thuộc vào điều kiện môi trường Các ví dụ phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình: 2, 5
Cùng một kiểu gen bị thiếu gen enzim chuyển hóa phenylalanin, nếu không ăn kiêng thì mắc bệnh, ăn kiêng lại phát triển bình thường, biểu hiện bệnh phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng (yếu tố môi trường)
Màu sắc hoa thay đổi phụ thuộc điêù kiện môi trường(pH đất)
Đáp án A
Câu 4: Các kết luận đúng là : (1) (3)
(4)
ở giống thuần chủng các cá thể
có kiểu gen giống nhau nên mức phản ứng giống nhau
2 sai, các cá thể con của các loài sinh vật sinh sản vô tính có kiểu gen giống bố mẹ --> có mức phản ứng giống bố mẹ
Đáp án B
Câu 5:Lời giải
Sự mềm dẻo kiểu hình có vai trò giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Sinh vật có khả năng biến đổi
kiểu hình trong 1 giới hạn nào đó nhằm thích ứng với môi trường, giúp cho sinh
vật có khả năng sống sót cao hơn
Đáp
án D
Câu 6:Để hình thành loài mới thì cần
các yêu tố sau
-Xuất hiện đột biến, phát tán
đột biến trong quần thể ( 1- 4)
-Biến đổi tần số alen trong quần thể( 2, 5)
-Cách li sinh sản(3) hoặc giao phối có chọn lọc (4)
Vậy đáp án 1,2, 3,4,5
Đáp án C
Câu 7:Lời giải
Kiểu gen quy định mức phản ứng của cơ thể trước môi trường. Môi trường quy định giới hạn thường biến của kiểu hình
Đáp án C
Câu 8:Lời giải
Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước
các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là thường biến ( mềm dẻo kiểu hình
)
Đáp án C
Câu 9 :Lời giải
Trong cùng một kiểu gen thì các gen khác nhau có mức phản ứng khác nhau
Đáp án B
Câu 10:Lời giải
Hiện tượng thường biến là hiện tượng cơ thể sinh vật có những biến đổi nhất định khi điều kiện môi trường thay đổi
--> Hiện tượng 2 và 4
Đáp án D
Câu 11: Đáp án C
Câu 12:Lời giải
Nếu chuyển con sâu xanh này
sang cây có lá màu vàng thì nó không chuyển sang màu vàng mà vẫn có màu xanh
nên không được coi là thường biến
Các ví dụ khác đều thể hiện
được sự biến đổi kiểu hình của cá thể để phù hợp với điều kiện moi trường
Đáp
án C