BÀI 24 ỨNG ĐỘNG
I. KHÁI NIỆM VỀ ỨNG ĐỘNG
- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng.
Ví dụ : Hoa của cây nghệ tây và hoa Tulip nở vào buổi sáng và đóng lại lúc chạng vạng tối
- Sự vận động cảm ứng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của cơ quan
Ví dụ : : Khi các tế bào mặt trên sinh trưởng nhanh hơn thì cơ quan uốn cong xuống (hoa nở), và ngược lại (hoa đóng)
II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG
- Ứng động sinh trưởng
- Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ…)
a. Quang ứng động
- Ứng động nở hoa.
Ví dụ : hoa Bồ công anh nở buổi sáng và đóng lại vào buổi tối
- Ứng động của lá:
Ví dụ : Lá me, cỏ 3 lá khép lại khi chiều tối
- Tác nhân: Anh sáng đến từ mọi phía
- Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của hoa, lá vào những thời điểm khác nhau.
b. Nhiệt ứng động
Ví dụ : Hoa Tulip
- Giảm 10C : hoa khép lại
- Tăng 30C : hoa nở ra
- Tác nhân: nhiệt độ môi trường
- Cơ chế: Do sinh trưởng của các tế bào ở mặt trên cánh hoa nhanh hơn => hoa nở. Ngược lại => hoa khép
- Ứng động không sinh trưởng
Là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.
a. Ứng động sức trương
Là vận động xảy ra do sự thay đổi hàm lượng nước trong các tế bào hoặc các vùng chuyên hóa của các cơ quan.
Ví dụ : : phản ứng cụp lá của cây trinh nữ
- Nguyên nhân: Do sức trương của nửa dưới chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào các mô bên cạnh.
Ví dụ : phản ứng đóng mở khí khổng của lá
- Nguyên nhân: Do sự biến động hàm lượng nước trong tế bào khí khổng
b. Ứng động tiếp xúc và hoá ứng động
Ví dụ : Vận động bắt mồi của cây gọng vó, cây bắt ruồi.
Ứng động tiếp xúc: Côn trùng đậu trên cây gọng vó tạo ra tác động cơ học (gọi là tác nhân kích thích cơ học)
- Lông tuyến của cây gọng vó phản ứng bằng cách uốn cong và tiết axit phoocmic.
- Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích
- Cơ chế: sóng lan truyền kích thích
Hóa ứng động: Côn trùng đậu trên cây gọng vó. Các hợp chất chưa Nitơ trong cơ thể côn trùng là tác nhân kích thích hóa học.
- Đầu sợi lông là nơi tiếp nhận kích thích.
- Phản ứng: Bằng cách gập lông lại giữ con mồi và tiết dịch tiêu hóa con mồi
- Vai trò của ứng động
Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển
PHẦN II - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1. Ứng động sinh trưởng là gì? Cơ quan nào của hoa có ứng động sinh trưởng?
TRẢ LỜI:
- Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ…)
- Cơ quan có ứng động sinh trưởng của hoa là cụm hoa. Khi mặt trên của đế hoa sinh trưởng nhanh hơn sẽ làm cho cụm hoa xoè ra làm hoa nở.
Câu 2. Trình bày hiện tượng nhiệt ứng động trong ứng động nở hoa.
TRẢ LỜI:
- Hoa nghệ tây (crocus staivus ) sau khi ra khỏi phòng lạnh ít phút có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp sẽ nở. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng lúc có ánh nắng và nhiệt độ 20-250C. Hoa tulip nở ở nhiệt độ 25-300 C. Phản ứng thể hiện rõ khi tăng hay giảm nhiệt độ một cách đột ngột. Ví dụ: nhiệt độ giảm xuống 10C hoa tuylip đóng lại. Tăng nhiệt độ lên 30C hoa bắt đầu nở.
Câu 3. Trình bày hiện tượng quang ứng động trong ứng động nở hoa.
TRẢ LỜI:
- Các hoa họ Cúc và họ Hoa tán khép lại trong đêm và nở ra khi ánh sáng chan hòa ở thời điểm khác nhau trong ngày, hoa quỳnh, hoa dạ hương nở về ban đêm.
- Vận động nở hoa có sự tham gia của các hoocmon thực vật, ví dụ: auxin, giberelin…
Câu 4. Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. Nêu vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật?
TRẢ LỜI:
- Ứng động sinh trưởng xuất hiện do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại mặt trên và mặt dưới của cơ quan như phiến là, cánh hoa… dưới tác động của kích thích không định hướng của ngoại cảnh gây nên
- Ứng động không sinh trưởng xuất hiện do sự biến đổi sức trương nước bên trong các tế bào, trong các cấu trúc chuyên hoá hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hoá chất gây ra.
- Ứng động nói chung phản ứng thích nghi đa dạng của cơ thể thực vật đối với môi trường luôn biến đổi để tồn tại và phát triển.
Câu 5. Giải thích cơ chế vận động bắt mồi ở cây bắt mồi ? Cây bắt mồi thường gặp ở những nơi nào?
TRẢ LỜI:
- Khi con mồi chạm vào lá, sức trương giảm sút, làm các gai, tua, lông cụp, các nắp đậy lại giữ chặt con mồi. Các tuyến trên lông của lá tiết enzim (gần giống enzim protease) phân giải protein con mồi. Sau một thời gian vài ba giờ, sức trương được phục hồi, các gai lông, nắp lại trở lại vị trí bình thường.
- Cây ăn sâu bọ có nhiều loại, thường gặp ở vùng đầm lầy, đất cát nghèo muối natri và các muối khoáng khác, đặc biệt ở đất thiếu đạm.
Câu 6. So sánh sự khác biệt trong phản ứng hướng sáng của cây và vận động nở hoa?
TRẢ LỜI:
Phản ứng hướng sáng:
- Hình thức phản ứng: Hướng động
- Hướng kích thích: Từ một hướng xác định
- Cấu tạo cơ quan thực hiện: Hình tròn (thân, cành)
Vận động nở hoa:
- Hình thức phản ứng: Ứng động
- Hướng kích thích: Từ mọi hướng
- Cấu tạo cơ quan thực hiện: Cấu tạo dẹp (cánh hoa, đài hoa, cụm hoa)
Câu 7. So sánh ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng?
TRẢ LỜI:
* Giống nhau:
Đều là phản ứng thích nghi của cơ thể trước tác động của môi trường.
* Khác nhau:
Ứng động không sinh trưởng |
Ứng động sinh trưởng |
- Vận động không có phân chia và lớn lên của các tế bào của cây, mà liên quan đến sức trương nước hoặc lan truyền kích thích cơ học hay hóa học. - Xảy ra bất ngờ do chấn động, va chạm cơ học (không theo đồng hồ sinh học). - Diễn ra nhanh. |
- Vận động liên quan đến sự phân chia và lớn lên khác nhau của các tế bào hai phía đối diện của cây - Xảy ra do ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, hoocmon ( thường theo đồng hồ sinh học). - Diễn ra chậm hơn. |
Câu 8. Trình bày ứng động sinh trưởng của sự quấn vòng ở các loài dây leo.
TRẢ LỜI:
Vận động quấn vòng do sự di chuyển đỉnh, chóp của thân leo, các tua cuốn. Các tua cuốn tạo các vòng giống nhau để di chuyển liên tục xoay quanh trục của nó. Thời gian quấn vòng tùy thuộc theo loại cây. Hoocmon giberelin kích thích vận động này cả ngày lẫn đêm.
Câu 9. Trình bày cơ chế quấn vòng của thân cây quanh giá thể ở một số loại cây.
TRẢ LỜI:
Trình bày cơ chế quấn vòng của thân cây quanh giá thể ở một số loại cây:
- Là hướng động tiếp xúc.
- Do sự phân bố auxin không đều ở 2 bên thân cây: phía có và không có tiếp xúc với giá thể.
Lượng auxin bên phía không có tiép xúc nhiều hơn => kích thích sinh trưởng nhanh => cây quấn vòng.
Câu 10. Phân biệt vận động khép lá - xòe lá ở cây phượng và cây trinh nữ?
TRẢ LỜI:
Nội dung so sánh |
Vận động khép lá - xòe lá ở cây trinh nữ |
Vận động khép lá - xòe lá ở cây phượng |
Bản chất |
Vận động không sinh trưởng |
Vận động sinh trưởng |
Tác nhân kích thích |
Sự va chạm (tác động cơ học) |
Ánh sáng |
Cơ chế |
Do sự thay đổi sức trương nước của tế bào chuyên hóa nắm ở cuống lá, không liên quan đến sinh trưởng |
Do tác động của auxin nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng không đều ở mặt trên và mặt dưới của lá |
Tính chất biểu hiện |
Nhanh hơn Không có tính chu kì |
Chậm hơn Có tính chu kì |
Ý nghĩa |
Giúp lá không bị tổn thương khi có tác động cơ học |
Giúp lá xòe ra khi có ánh sáng để quang hợp và khép lại vào đêm để giảm thoát hơi nước |
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là
A. ứng động sinh trưởng
B. quang ứng động
C. ứng động không sinh trưởng
D. điện ứng động
Câu 2. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của
A. ứng động tiếp xúc và hóa ứng đông
B. quang ứng động và điện ứng đông
C. nhiệt ứng động và thủy ứng đống
D. ứng động tổn thương
Câu 3. Sự đóng mở của khí khổng là ứng động
A. sinh trưởng B. không sinh trưởng
C. ứng động tổn thương D. tiếp xúc
Câu 4. Trong các hiện tượng sau:
(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng
(2) khí khổng đóng mở
(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
(4) sự khép và xòe của lá cây trinh nữ
(5) lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm
Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?
A. (1), (2) và (3) B. (2) và (4)
C. (3) và (5) D. (2), (3) và (5)
Câu 5. Ứng động không theo chu kỳ đồng hồ sinh học là ứng động
A. đóng mở khí khổng B. quấn vòng
C. nở hoa D. thức ngủ của lá
Câu 6. Trong các hiện tượng sau :
(1) khí khổng đóng mở
(2) hoa mười giờ nở vào buổi sáng
(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
4) sự dóng mở của lá cây trinh nữ
(5) lá cây họ Đậu xòe ra và khép lại
bao nhiêu hiện tượng trên là ứng động sinh trưởng?
A. 2 B. C. 4 D. 5
Câu 7. Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước
A. nhiều tác nhân kích thích
B. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng
C. tác nhân kích thích không định hướng
D. tác nhân kích thích không ổn định
Câu 8. Điểm khác biệt cơ bản giữa ứng động với hướng động là
A. tác nhân kích thích không định hướng
B. có sự vận động vô hướng
C. không liên quan đến sự phân chia tế bào
D. có nhiều tác nhân kích thích
Câu 9. Trong các ứng động sau:
(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng
(2) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
(3) sự đóng mở của lá cây trinh nữ
(4) lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại
(5) khí khổng đóng mở
Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là
A. (1) và (2) B. (2), (3) và (4)
C. (3), (4) và (5) D. (3) và (5)
Câu 10. Cho các nội dung sau :
(1) ứng động liên quan đên sinh trưởng tế bào
(2) thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, canh hoa)
(3) sự đóng mở khí khổng
(4) sự nở ở hoa mười giờ, tulip, bồ công anh
(5) các vận cộng cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa
(6) cây nắp ấm bắt mồi
(7) là ứng động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào
Hãy sắp xếp các nội dung trên với các kiểu ứng động cho phù hợp
A. sinh trưởng: (1), (2) và (4) ; không sinh trưởng: (3), (5), (6) và (7)
B. sinh trưởng: (2), (4) và (7) ; không sinh trưởng: (1), (3), (5) và (6)
C. sinh trưởng: (1), (4) và (5) ; không sinh trưởng: (2), (3), (6) và (7)
D. sinh trưởng: (1), (2), (4) và (6) ; không sinh trưởng: (3), (5) và (7)
Đáp án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
A |
B |
B |
B |
B |
C |
A |
D |
A |