I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Định nghĩa

Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.

Ví dụ: SO2 ; Na2O; CuO.

2. Công thức

Công thức chung: \(\mathop {{M_x}}\limits^n \mathop {{O_y}}\limits^{II}\)

Theo qui tắc hóa trị, ta có: n.x = II.y

3. Phân loại

Oxit axit: thường là oxit của phi kim tương ứng với 1 axit

     Ví dụ: P2O5; N2O5...

NO,CO không phải là oxit axit

Oxit bazơ : thường là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ.

Ví dụ: Al2O3; CaO…

Chú ý: Mn2O7,Cr2O7... không phải là oxit bazơ

4. Cách gọi tên

Tên oxit bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị) + Oxit

Ví dụ: CuO tên là Đồng (II) oxit; FeO gọi là Sắt (II) oxit; Fe2O3 gọi là Sắt (III) oxit ...

Tên oxit axit = tên phi kim + Oxit  (kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim và oxi)

Ví dụ: SO2 tên là lưu huỳnh đioxit; CO2 tên là cacbon đioxit...

Đối với các oxit axit đọc tên kèm theo tin t ch s nguyên t ca phi kim và oxi.

Chỉ số

Tên tiền tố

1

mono

2

đi

3

tri

4

tetra

5

penta

...

...

 

II.GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu 1 : Trang 91 sgk hóa 8

Chọn các cụm từ tích hợp trong ngoặc kép, điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:

"nguyên tố ; oxi ; hợp chất; oxit ; hai"

"Oxit là .......... của .............. nguyên tố, trong đó có một ........................... là ...................... Tên của oxit là tên .............................. cộng với từ ......................."

Bài làm:

Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Tên của oxit là tên nguyên tố cộng với từ oxit.

Câu 2 : Trang 91 sgk hóa 8

a) Lập công thức hóa học của một loại oxit của photpho, biết rằng hóa trị của photpho là V.

b) Lập công thức hóa học của crom (III) oxit.

Bài làm:

a) Gọi công thức oxit của photpho là : PxOy

=>x/y = hóa trị của oxi / hóa trị photpho = \[\frac{2}{5}\]

Vậy công thức của oxit photpho : P2O5

b) Tương tự câu a ta có công thức của  crom (III) oxit là : Cr2O3

Câu 3 : Trang 91 sgk hóa 8

a) Hãy viết công thức hóa học của hai oxit axit và hai oxit bazơ.

b) Nhận xét về thành phần cấu tạo của các oxit đó. c) Chỉ ra cách gọi tên của mỗi oxit đó.

Bài làm:

a) Một số ví dụ về oxit axit và oxit bazơ

Oxit axit : P2O5 ; CO2 ;

Oxit bazơ : Na2O ; Fe2O3

b) Thành phần của mỗi oxit trên:

Oxit của photpho P2O5:  5 nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử photpho.

Oxit của cacbon CO2 :  2 nguyên tử oxi liên kết với 1 nguyên tử cacbon.

Oxit của đồng Na2O : 2 nguyên tử natri liên kết với 1 nguyên tử oxi.

Oxit của sắt Fe2O3  : 2 nguyên tử sắt liên kết với 3 nguyên tử oxi.

c)  Cách gọi tên:

Tên của oxit bazơ : tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit.

Na2O : natri oxit

Fe2O3 : Sắt (III) oxit.

Tên oxit axit : tên phi kim                   +                     oxit

                  (Có tiền tố chỉ số                             (có tiền tố số

                   nguyên tử phi kim)                           nguyên tử oxi )

  P2O: điphotpho pentaoxit

  CO2 : Cacbon đioxit (khí cacbonic

Câu 4 : Trang 91 sgk hóa 8

Cho các oxit có công thức hóa học sau :

a) SO3 ;            

b) N2O5 ;                   

c) CO2 ;

d) Fe2O3         

e) CuO ;                     

g) CaO.

Những chất nào thuộc oxit bazơ ? những chất nào thuộc loại oxit axit ?

Bài làm:

Những chất thuộc oxit bazơ là : Fe2O3, CuO, CaO.

Những chất thuộc oxit axit là : SO2, N2O5, CO2.

Câu 5 : Trang 91 sgk hóa 8

Một số chất có công thức hóa học sau :

Na­2O, NaO, CaCO3, Ca(OH)2, HCl, CaO, Ca2O, FeO.

Hãy chỉ ra những công thức hóa học viết sai.

Bài làm:

Dựa vào công thức xác định công thức hóa học của oxit:

Công thức MxOy ; mối quan hệ hóa trị II . y = n . x

Ta tìm ra được công thức viết sai là: NaO, Ca2O.

 

Bài viết gợi ý: