I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Nguyên tắc chung để nhận biết một chất khí
Để nhận biết một chất khí người ta dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng của nó
2. Nhận biết một số chất khí
Khí |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
Giải thích |
CO2 không màu, không mùi |
Ba(OH)2 dư |
Kết tủa trắng |
tạo kết tủa BaCO3 |
SO2 không màu, mùi hắc |
Nước Brom |
Làm mất màu nước Brom |
SO2 + Br2+ H2O → HCl + H2SO4 |
H2S mùi trứng thối |
Cu2+ hoặc Pb2+ |
Kết tủa màu đen |
CuS, PbS |
NH3 mùi khai |
Giấy quỳ ẩm |
Giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh |
dung dịch có tính bazơ |
II. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
Câu 1. (Trang 177 SGK)
Có thể dùng nước vôi trong để phân biệt 2 khí CO2 và SO2 được không ? Tại sao ?
Bài làm:
Không thể dùng nước vôi trong để phân biệt 2 khí CO2 và SO2 vì đều tạo ra kết tủa trắng CaCO3, CaSO3, các kết tủa này đều tan trong các axit mạnh.
Câu 2. (Trang 177 SGK)
Cho 2 bình riêng biệt đựng các khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách nhận biết từng chất. Viết phương trình hóa học.
Bài làm:
Nhỏ vào mỗi bình một ít nước brom rồi lắc, bình nào nước brom bị nhạt màu là bình chứa khí SO2, bình nào không có hiện tượng gì là bình chứa khí CO2
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr.
Câu 3. (Trang 177 SGK)
Có các lọ hóa chất không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch không màu sau: Na2SO4, Na2S, Na2CO3, Na3PO4, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch thì có thể nhận biết được các dung dịch
A. Na2CO3, Na2S, Na2SO3.
B. Na2CO3, Na2S.
C. Na2S, Na2CO3, Na3PO4.
D. Na2SO4, Na2S, Na2CO3, Na3PO4, Na2SO3.
Bài làm:
Đáp án A
Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch thì có thể nhận biết được các dung dịch Na2CO3, Na2S, Na2SO3.