I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

Đặc điểm

Niken (Ni)

Kẽm (Zn)

Chì (Pb)

Thiếc (Sn)

Vị trí

Ô số: 28

+ Nhóm: VIII B

+ Chu kì: 4

Ô số: 30

+ Nhóm: II B

+ Chu kì: 4

Ô số: 82

+ Nhóm: IV A

+ Chu kì: 6

Ô số: 50

+ Nhóm: IV A

+ Chu kì: 5

Tính chất vật lí

Ni là kim loại có màu trắng bạc, rất cứng, khối lượng riêng lớn

+ Zn là kim loại có màu lam nhạt,  khối lượng riêng lớn, giòn ở nhiệt độ thường

+ Zn ở trạng thái rắn và các hợp chất của Zn không độc. Riêng hơi của ZnO rất độc.

+Pb là kim loại có màu trắng hơi xanh,  khối lượng riêng lớn, mềm.

+Pb và các hợp chất của Pb đều rất độc.

+ Sn là kim loại có màu trắng bạc ở điều kiện thường, khối lượng riêng lớn, mềm. 

+ Sn có hai dạng thù hình là Sn trắng và Sn xám.

Tính chất hóa học

Ni là kim loại có tính khử yếu hơn sắt,  tác dụng với nhiều đơn chất và hợp chất (không tác dụng với hiđro)

\(2Ni+O_{2}\overset{500^{0}}{\rightarrow}2NiO\)

\(Ni+Cl_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}NiCl_{2}\)

Zn là kim loại hoạt động và có tính khử mạnh hơn sắt,  tác dụng với nhiều đơn chất và hợp chất.

\(Zn +O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}ZnO\)

\(Zn +S\overset{t^{0}}{\rightarrow}ZnS\)

Pb tác dụng với oxi và lưu huỳnh:

\(Pb+O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}2PbO\)

\(Pb+S\overset{t^{0}}{\rightarrow}2PbS\)

Sn tác dụng với oxi và axit HCl loãng:

\(Sn+O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}SnO_{2}\)

\(Sn+2HCl\overset{t^{0}}{\rightarrow}SnCl_{2}+H_{2}\uparrow\)

Ứng dụng

+ Luyện kim

+ Mạ sắt để chống gỉ

+ Chất xúc tác

+ Mạ hoặc tráng lên sắt để chống gỉ.

+ ZnO dùng làm thuốc giảm đau

+ Bản cực ắc quy

+ Đầu đạn

+ Vỏ dây cáp

+ Thiết bị bảo vệ khỏi các tia phóng xạ.

+ Phủ lên bề mặt Sắt để chống gỉ.

+ Hợp kim

+ Làm men trong công nghiệp Gốm sứ,

II. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu 1. (Trang 163 SGK) 

Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự  tính khử tăng dần?

A. Pb, Ni, Sn, Zn ;                                    

B. Pb, Sn, Ni, Zn ;

C. Ni, Sn, Zn, Pb ;                                    

D. Ni, Zn, Pb, Sn .

Bài làm:

Đáp án B

Các kim loại được sắp xếp đúng theo thứ tự  tính khử tăng dần là: Pb, Sn, Ni, Zn.

Câu 2. (Trang 163 SGK) 

Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây ?

A. Zn ;                               

B. Ni ;

C. Sn ;                               

D. Cr.

Bài làm:

Đáp án C

Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại Zn.

Câu 3. (Trang 163 SGK) 

Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO­4 2M. Khối lượng muối thu được là 

A.60 gam.

B. 80 gam.

C. 85 gam.

D. 90 gam.

Bài làm:

Ta có các oxit: MgO, Fe2O3 , CuO

Sau phản ứng các muối tạo thành: MgSO­4, Fe(SO4)3, CuSO4 .

Ta thấy : nO (của oxit) = nSO42− (của muối) = nH2SO4 = 0,3.2 = 0,6 mol.

=> mO = 16.0,6 = 9,6 (gam) ; mkim loại = 32 – 9,6 = 22,4 (gam).

mmuối  = mkim loại + mSO42− = 22,4 + 96.0,6 = 80 (gam).

Câu 4. (Trang 163 SGK) 

Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?

A. ZnO ;                                   

B. Zn(OH)2  ;

C. ZnSO4 ;                                

D. Zn(HCO3)2 .

Bài làm:

Đáp án C

Hợp chất không có tính lưỡng tính là ZnSO4 .

Câu 5. (Trang 163 SGK) 

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại có hóa trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Muối sunfat đó là muối nào sau đây ?

A. MgSO4                                  

B. CaSO4 ;

C. MnSO4 ;                               

D. ZnSO4.

Bài làm:

Đáp án D

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại có hóa trị II thấy sinh ra kết tủa chứng tỏ kết tủa đó là hiđroxit của kim loại đó. Mà kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư chứng tỏ đó làm kim loại lưỡng tính => Kim loại đó là kẽm (Zn)

 

Bài viết gợi ý: