I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Crom

a. Vị trí trong Bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử

  • Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d54s1 hay [Ar]3d54s1.
  • Ô 24, nhóm VIB, chu kì 4.

b. Tính chất vật lí

  • Crom là kim loại màu trắng bạc, có khối lượng riêng lớn (d = 7,2g/cm3), t0nc = 18900C
  • Là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thuỷ tinh.

c. Tính chất hóa học

Trong các hợp chất crom có số oxi hoá  từ  +1 → +6  ( hay  gặp +2, +3 và +6).

  • Tác dụng với Phi kim:
    • \(2Cr+3O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}2Cr_{2}O_{3}\)
    • \(2Cr+3Cl_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}2CrCl_{3}\)
    • \(2Cr+3S\overset{t^{0}}{\rightarrow}Cr_{2}S_{3}\)
  • Tác dụng với nước:
    • Cr bền với nước và không khí do có lớp màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ  M crom lên st để bo v st và dùng Cr để chế to thép không g.
  • Tác dụng với Axit:
    • \(Cr{\rm{ }} + {\rm{ }}2HCl{\rm{ }} \to {\rm{ }}CrC{l_2} + {\rm{ }}{H_2} \uparrow\)
    • \(Cr{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}S{O_4} \to {\rm{ }}CrS{O_4} + {\rm{ }}{H_2} \uparrow\)​
  • Chú ý: Cr không tác dụng với dung dịch HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nguội.

2. Hợp chất của Crom

a. Hợp chất Crom (III)

Đặc điểm

Crom (III) oxit – Cr2O3

Crom (III) hiđroxit – Cr(OH)3

Tính chất vật lí

Cr2O3 là chất rắn, màu lục thẩm, không tan trong nước.

Cr(OH)3 là chất rắn, màu lục xám, không tan trong nước.

Tính chất hóa học

  • Cr2O3 là oxit lưỡng tính:

Cr2O3 + 2NaOH (đặc) → 2NaCrO2 + H2O

Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2

  • Cr(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính:

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O

Cr(OH)3+ 3HCl → CrCl3 + 3H2O

  • Tính khử và tính oxi hoá: 

2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2

2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O

 

b. Hợp chất Crom (VI)

Đặc điểm

Crom (VI) oxit – CrO3

Muối crom (VI)

Tính chất vật lí

CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm.

- Là những hợp chất bền.

 + Na2CrO4 và K2CrO4 có màu vàng (màu của ion CrO42-)

 + Na2Cr2O7 và K2Cr2O7 có màu da cam (màu của ion Cr2O72-)

Tính chất hóa học

  • Là một oxit axit:

CrO3 + H2O  → H2CrO4(axit cromic)

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7(axit đicromic)

  • Có tính oxi hoá mạnh:

Một số chất hữu cơ và vô cơ (S, P, C, C2H5OH) bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

  • Các muối cromat và đicromat có tính oxi hoá mạnh:

\(\begin{array}{l} {K_2}C{r_2}{O_7} + 6FeS{O_4} + 7{H_2}S{O_4} \to \\ {\rm{ }}3Fe{(S{O_4})_3} + C{r_2}{(S{O_4})_3} + {K_2}S{O_4} + 7{H_2}O \end{array}\)

  • Trong dung dịch của ion CrO42- luôn có cả ion Cr2O72-ở trạng thái cân bằng với nhau:

\(Cr_{2}O_{7}^{2-}+H_{2}O\Leftrightarrow 2CrO_{4}^{2-}+2H^{+}\)

II. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu 1. (Trang 155 SGK) 

Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển hóa sau:

Cr → Cr2O→ Cr2(SO4)3 → Cr(OH)3 → Cr2O3

Bài làm:

(1) 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3

(2) Cr2O3 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + H2O

(3) Cr2(SO4)3 + 6NaOH → 2Cr(OH)3 + 3Na2SO4

(4) 2Cr(OH)3 → Cr2O3 + 3H2O

Câu 2. (Trang 155 SGK) 

Cấu hình electron của Cr3+ là

A. [Ar]3d5.         

B. [Ar]3d4.

C. [Ar]3d3.

D. [Ar]3d2.   

Bài làm:

Đáp án C

Cấu hình electron của Cr3+ là [Ar]3d3

Câu 3. (Trang 155 SGK) 

Số oxi hóa đặc trưng của crom là 

A. +2, +4, +6.

B. +2, +3, +6.

C. +1, +2, +4, +6.

D. +3, +4, +6.

Bài làm:

Đáp án B

Số oxi hóa đặc trưng của crom là +2, +3, +6.

Câu 4. (Trang 155 SGK) 

Hãy viết công thức của một số muối crom trong đó nguyên tố crom:

a) đóng vai trò cation.

b) có trong thành phần của anion.

Bài làm:

a) Công thức muối crom đóng vai trò cation : CrCl2, Cr2(SO4)3.

b) Công thức muối crom có trong thành phần của anion : Na2CrO4, K2Cr2O7.

Câu 5. (Trang 155 SGK) 

Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam oxit và 1 mol crom(III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xét xem natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn hay chưa ?

Bài làm:

nO2 = \[\frac{48}{32}\]=1,5 (mol).

PTHH: 2Na2Cr2O7 →(to)  2Na2O+ 2Cr2O3 +  3O2

Theo PTHH =>n Na2Cr2O7  = \[\frac{1,5.2}{3}\].= 1 (mol)

Mà ban đầu Na2Cr2O7 có 2 mol

=> Na2Cr2Ochưa bị phân hủy hết.

 

Bài viết gợi ý: