Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4, VÀ CAM (TIẾP)

A) LÝ THUYẾT

II) THỰC VẬT C4

1. Đối tượng

_ Nhóm thực vật C4 bao gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao lương, kê, …

_ Thực vật C4 sống trong môi trường có nhiệt độ, độ ẩm cao và cường độ ánh sáng mạnh, kéo dài =>  Tiến hành quang hợp theo chu trình C         

                                   

                                      

Một số hình ảnh về thực vật C4

2. Chu trình C4

Chu trình quang hợp ở thực vật C4

_ Gồm 2 giai đoạn:

  +) Giai đoạn cố định CO2

  • Diễn ra tại tế bào mô giậu
  • Chất nhận CO2 đầu tiên là một hợp chất 3C (phosphoenol pyruviv – PEP)
  • Sản phẩm ổn định đầu tiênhợp chất 4C ( axit oxaloaxetic – AOA )
  • AOA chuyển hóa thành 1 hợp chất 4C khác ( axit maclic – AM ) trước khi chuyển vào tế bào bao bó mạch

+) Giai đoạn cố định CO2 lần 2

  • Diễn ra rại tế bào bao bó mạch
  • AM bị phân hủy để giải phóng CO2 cung cấp cho chu trình Canvin và hình thành nên hợp chất 3C là axit puruvic
  • Axit puruvic quay lại tế bào mô giậu để tái tạo lại chất nhận CO2
  • Chu trình C3 diễn ra như ở thực vật C3

_ So sánh thực vật C3 và C4:

  * Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, nhu cần nước thấp hơn => Thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3

III) THỰC VẬT CAM

1. Đối tượng:

_ Gồm những loài mọng nước, sống ở vùng hoang mạc khô hạn như cây xương rồng và các loài cây trồng khác như dứa, thanh long

Một số hình ảnh về thực vật CAM

_ Khí khổng của thực vật C4 đóng vào ban ngày mở vào ban đêm để tránh mất nước => Chúng không thể quang hợp vào ban ngày => Chúng cố định CO2 bằng con đường CAM

2. Chu trình CAM

_ Gồm 2 giai đoạn:

  +) Vào ban đêm : Nhiệt độ môi trường xuống thấp, tế bào khí khổng mở ra, CO2 khuếch tán qua lá đi vào

  • Chất nhận CO2 đầu tiên là PEP
  • Sản phẩm ổn định đầu tiên là AOA
  • AOA chuyển hóa thành AM vẫn chuyển vào các tế bào dự trữ

+) Vào ban ngày: Tế bào khí khổng đóng lại

  • AM bị phân hủy giải phóng CO2 cung cấp cho chu trình Canvin
  • Axit pyruvic tái sinh chất nhận ban đầu

_ So sánh chu trình CAM và chu trình C4:

* Chu trình CAM và chu trình C4 cơ bản là giống nhau, chỉ khác biệt về thời gian. Cả 2 giai đoạn của chu trình C4 đều diễn ra vào ban ngày, còn chu trình CAM lại chia ra thành ngày và đêm

B) BÀI TẬP

I. Bài tập mẫu

Bài 1. Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở nhóm thực vật C4 là:

  1. Chu trình Canvin
  2. Quang phân li nước
  3. Chu trình C4
  4. Đáp án B và C

Giải: Ở nhóm thực vật C4 tiến hành quang hợp bằng con đường C4 gồm 2 giai đoạn: Cố định CO2 tại tế bào mô giậu và tại tế bào bao bó mạch. Tại giai đoạn thứ hai, chu trình Canvin tạo ra C6H12O6

  • Đáp án A

Bài 2. Điểm nào là điểm khác nhau giữa quang hợp tại thực vật C4 và CAM

  1. Thời gian
  2. Nguyên liệu
  3. Sản phẩm
  4. Cả A và C

Giải: Chu trình CAM và chu trình C4 cơ bản là giống nhau, chỉ khác biệt về thời gian. Cả 2 giai đoạn của chu trình C4 đều diễ ra vào ban ngày, còn chu trình CAM lại chia ra thành ngày và đêm

  • Đáp án A

Bài 3. Điểm giống nhau trong chu trình cố định CO2 ở cả ba nhóm thực vật:

  1. Chu trình Canvin xảy ra ở tế bào nhu mô thịt lá
  2. Chất nhận CO2 đầu tiên là ribulozo-1,5 diP
  3. Sản phẩm đầu tiên của pha tối là APG
  4. Không có đáp án đúng

Giải: Ở cả ba nhóm thực vật, Chất nhận CO2 đầu tiên là ribulozo-1,5 diP

  • Đáp án B

Bài 4.  Sự giống nhau của con đường C4 và con đường CAM là

  1. Sản phẩm ổn định đầu tiên là AOA
  2. Chất nhận CO2 là PEP
  3. Thời gian diễn ra quang hợp
  4. Cả A và B

Giải: Ở con đường C4 và CAM đều có sản phẩm ổn định đầu tiên là AOA và chất nhận CO2 là PEP, chỉ có thời gian diễn ra là khác nhau

  • Đáp án D

Bài 5. Thực vật C3 và C4 khác nhau ở điểm

  1. Cường độ quang hợp, điểm bù CO2
  2. Điểm bù CO2, điểm bão hòa ánh sáng
  3. Năng suất, Cường độ quang hợp, điểm bù năng lượng quang hợp
  4. Cường độ quang hợp, điểm bù CO2, điểm bão hòa ánh sáng, năng suất

Giải: Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, nhu cần nước thấp hơn => Thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3

  • Đáp án D

II. Bài tập tự luyện

Bài 1. Thực vật C4 phân bố ở môi trường nào sau đây:

  1. Ôn đới
  2. Hàn đới
  3. Nhiệt đới, cận nhiệt đới
  4. Hoang mạc

Bài 2. Những loại cây nào sau đây đều thuộc nhóm thực vật C4

  1. Mía, ngô, thanh long
  2. Rau dền, kê
  3. Cao lương, dứa
  4. Ngô, thanh long

Bài 3. Mệnh đề nào sau đây là chưa đúng

  1. Thực vật C3 có năng suất cao hơn thực vật C4
  2. Thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3
  3. Thực vật C4 có như cầu nước thấp hơn thực vật C4
  4. Cả đáp án B và C

Bài 4. Chu trình C4 thích ứng với điều kiện môi trường nào

  1. Hạn hán, ít nước
  2. Cường độ ánh sáng mạnh
  3. Nóng ẩm, mưa nhiều
  4. Cường độ ánh sáng yếu

Bài 5. Thực vật CAM sống trong điều kiện môi trường nào

  1. Ôn đới
  2. Hàn đới
  3. Nhiệt đới, cận nhiệt đới
  4. Hoang mạc

Bài 6. Đâu là những cây thuộc loại thực vật CAM

  1. Mía, ngô
  2. Rau dền, kê
  3. Cao lương, dứa
  4. Dứa, thanh long

Bài 7. Tại sao thực vật CAM không quang hợp vào ban ngày

  1. Tránh côn trùng
  2. Tránh mất nước
  3. Hiệu quả vào ban đêm cao hơn
  4. Do chúng thích

Bài 8. Hoạt động đóng mở khí khổng của thực vật CAM là để

  1. Tăng cường hiệu quả quang hợp
  2. Tăng cường sự hấp thụ nước của rễ
  3. Giúp khuếch đại CO2 vào lá

 

  1. Hạn chế hơi nước khuếch tán ra ngoài

Bài 9. Chu trình Canvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp diễn ra ở

  1. Chỉ nhóm thực vật CAM
  2. Nhóm thực vật C4 và CAM
  3. Chỉ nhóm C3
  4. Cả 3 nhóm thực vật

Bài 10. Số mệnh đề đúng trong các câu sau :

I- Thực vật C4 có năng suất thấp hơn thực vật C3

II- Con đường CAM  có bản chất hóa học giống với con đường C4

III- Ở thực vật CAM khí khổng đóng vào ban đêm để tránh thoát hơi nước

IV- Pha tối ở thực vật C3 chỉ có chu trình Canvin

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4
     

 

1C

2B

3A

4B

5D

6D

7B

8D

9D

10C

Bài viết gợi ý: