Phần 1: Tác giả Hồ Chí
Minh
Câu 1: Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh xem văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
- Luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc trong văn học.
- - Luôn xác định mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm, tạo ra tính đa dạng, phong phú và hiệu quả.
Câu 2: Những nét khái
quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh:
- *Văn chính luận
- Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù,
giác ngộ quần chúng, thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những
chặng đường lịch sử.
- Tác phẩm tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925); “Tuyên ngôn độc lập” (1945); “Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (1946)
- *Truyện và kí
- Mục đích: Viết nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo,
xảo trá của thực dân phong kiến tay sai và đề cao tấm lòng yêu nước của nhân
dân.
- Tác phẩm tiêu biểu: “Lời than vãn của bà Trưng Trắc” (1922); “Vi hành” (1923) ; “Những
trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”(1925); “Nhật ký chìm tàu” (1931); “Vừa
đi đường vừa kể chuyện” (1963)
- *Thơ ca
- Mục đích: Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự
nghiệp văn học của Bác. Thơ của Người thể hiện tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài
hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ
cách mạng.
- Tác phẩm tiêu biểu: Người để lại hơn 250 bài thơ, được in
trong 3 tập thơ: “Nhật ký trong tù” gồm
134 bài; Thơ Hồ Chí Minh gồm
86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí
Minh gồm 36 bài.
Câu 3: Những đặc điểm cơ
bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất. Đó là cách viết ngắn
gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật
khác nhau nhằm thể hiện một cách thuần nhị và sâu sắc nhất tư tưởng của người cầm
bút. Văn thơ của Người có tác dụng to lớn với quá trình phát triển của cách mạng
Việt Nam, có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học và đời sống tinh thần của
dân tộc.
Phần 2: Tác phẩm Tuyên
ngôn độc lập
Câu 1: Bố cục bản "Tuyên ngôn Độc lập" gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu => “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi
được”: Cơ sở pháp lý và cơ sở chính nghĩa.
- Phần 2: Tiếp theo => “Dân tộc đó phải được độc lập”: Tác
giả tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
- Phần 3: Phần còn lại: Lời tuyên bố độc lập.
Câu 2:Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước
Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền
và Dân quyền (1793) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập có ý nghĩa vô
cùng to lớn đối với hoàn cảnh lịch sử của đất nước lúc bấy giờ.
- - Bác đề cao tư tưởng dân chủ bình đẳng của nhân dân Pháp và Mĩ,
thể hiện sự tôn trọng bởi đó là chân lí.
- - Cách lập luận “gậy ông đập lưng
ông” để buộc tội Pháp và ngăn chặn âm mưu xâm lược nước ta của chúng.
- - Bác đặt cuộc cách mạng năm 1945 của nhân dân ta ngang hàng với
cuộc cách mạng của hai nước Pháp và Mĩ, đặt bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam
ngang hàng với hai bản Tuyên ngôn của hai nước đó => khẳng định về quyền tự
chủ và bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, thể hiện quyền tự hào dân tộc.
- - Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho bản tuyên ngôn.
Câu 3: Trong phần thứ 2 của
bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giải khẳng định quyền độc lập tự do của nước Việt
Nam ta qua cách lập luận chặt chẽ, những lí lẽ không thể chối cãi được.
- Tác giả tập trung tố cáo tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta trong suốt 80 năm đô hộ nhằm bác bỏ những luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, vạch trần bản chất xâm lược và bóc lột, đập tan âm mưu xâm lược trở lại của chúng ,tạo cơ sở cho tuyên bố độc lập.
- - Về chính trị: "Chúng không cho", "chúng thi hành", "chúng lập ra nhà tù", "chúng ràng buộc", "chúng dùng thuốc phiện",...
- Về kinh tế: "Chúng bóc lột", "chúng cướp", "chúng giữ",...
- Về quân sự: khi phát xít Nhật xâm lăng Đông Dương, "thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng", "bỏ chạy", "không bảo hộ được ta", "bán nước ta hai lần cho Nhật",....
- Những hình ảnh chân thực, tư liệu chính xác, điệp từ “chúng”
nhắc lại liên tiếp làm cho âm hưởng đoạn văn càng thêm nhức nhối, tạo nên sức mạnh
cho lời tuyên bố độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam.
Câu 4: Tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập" thể hiện
phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ,
lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.
- - Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí
Minh trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” rất đanh thép, hùng hồn, đầy sức thuyết
phục. Cách lập luận chặt chẽ, Người đưa ra những lí lẽ đanh thép,chính xác,
những bằng chứng không thể nào chối cãi được.
- - Ngòi bút chính luận vừa hùng biện
vừa trữ tình, dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng, cách dùng từ đặt câu hết sức linh
hoạt.
- - “Tuyên ngôn Độc lập” vừa có giá trị
lịch sử vừa là áng văn chính luận mẫu mực.