Câu 1: Các phản ứng hạt nhân không tuân theo các định luật nào?
A. Bảo toàn năng lượng toàn phần
B. Bảo toàn điện tích
C. Bảo toàn số proton
D. Bảo toàn động lượng
Câu 2: Cho một phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. Gọi \[{{m}_{tr}}\] là tổng khối lượng các hạt nhân trước phản ứng;\[{{m}_{s}}\] là tổng khối lượng các hạt nhân sau phản ứng. c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Năng lượng tỏa ra của phản ứng là Q (Q > 0) được tính bằng biểu thức
A.\[Q=\left( {{m}_{tr}}-{{m}_{s}} \right){{c}^{2}}\]
B.\[Q=\left( {{m}_{tr}}-{{m}_{s}} \right)c\]
C.\[Q=\left( {{m}_{s}}-{{m}_{tr}} \right){{c}^{2}}\]
D.\[Q=\left( {{m}_{s}}-{{m}_{tr}} \right)c\]
Câu 3: Cho một phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. Gọi \[\Delta {{m}_{tr}}\] là tổng độ hụt khối lượng các hạt nhân trước phản ứng;\[\Delta {{m}_{s}}\] là tổng độ hụt khối lượng các hạt nhân sau phản ứng. c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Năng lượng tỏa ra của phản ứng là Q (Q > 0) được tính bằng biểu thức
A.\[Q=\left( \Delta {{m}_{tr}}-\Delta {{m}_{s}} \right){{c}^{2}}\]
B.\[Q=\left( \Delta {{m}_{tr}}-\Delta {{m}_{s}} \right)c\]
C.\[Q=\left( \Delta {{m}_{s}}-\Delta {{m}_{tr}} \right){{c}^{2}}\]
D.\[Q=\left( \Delta {{m}_{s}}-\Delta {{m}_{tr}} \right)c\]
Câu 4: Cho một phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. Gọi \[\Delta {{E}_{tr}}\] là tổng năng lượng liên kết các hạt nhân trước phản ứng; \[\Delta {{E}_{s}}\] là tổng năng lượng liên kết các hạt nhân sau phản ứng. Năng lượng tỏa ra của phản ứng là Q (Q > 0) được tính bằng biểu thức
A.\[Q=\Delta {{E}_{s}}\]
B.\[Q=\Delta {{E}_{tr}}-\Delta {{E}_{s}}\]
C.\[Q=\Delta {{E}_{s}}-\Delta {{E}_{tr}}\]
D.\[Q=\Delta {{E}_{tr}}\]
Câu 5: Cho một phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. Gọi \[{{K}_{tr}}\] là tổng động năng các hạt nhân trước phản ứng;\[{{K}_{s}}\] là tổng động năng các hạt nhân sau phản ứng. Năng lượng tỏa ra của phản ứng là Q (Q > 0) được tính bằng biểu thức
A.\[Q={{K}_{s}}\] B.\[Q={{K}_{tr}}-{{K}_{s}}\] C.\[Q={{K}_{s}}-{{K}_{tr}}\] D.\[Q={{K}_{tr}}\]
Câu 6: Kết luận nào sau đây là không đúng đối với năng lượng của phản ứng hạt nhân. Phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng nếu
A. tổng năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân trước phản ứng nhỏ hơn tổng năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân sau phản ứng
B. tổng năng lượng liên kết của các hạt nhân trước phản ứng nhỏ hơn tổng năng lượng liên kết của các hạt nhân sau phản ứng
C. tổng độ hụt khối của các hạt nhân trước phản ứng nhỏ hơn tổng độ hụt khối của các hạt nhân sau phản ứng
D. tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân trước phản ứng lớn hơn tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân sau phản ứng
Câu 7: Bổ sung vào phần thiếu của câu sau. “Một phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng thì khối lượng của các hạt nhân trước phản ứng ………. khối lượng của các hạt nhân sinh ra sau phản ứng”
A. nhỏ hơn
B. bằng với (để bảo toàn năng lượng)
C. lớn hơn
D. có thể nhỏ hoặc lớn hơn
Câu 8: Hạt nhân \[{}_{83}^{210}Bi\] phóng xạ tạo ra hạt nhân \[{}_{84}^{210}Po\] . Giả sử quá trình phóng xạ không sinh ra tia \[\gamma \]. Kết luận nào sau đây là không đúng.
A. Các hạt sản phẩm của phản ứng phóng xạ đều có khối lượng khác không
B. Các hạt sản phẩm của phản ứng phóng xạ đều có độ hụt khối khác không
C. Phản ứng tỏa năng lượng
D. Phần lớn năng lượng trong phản ứng là động năng của các hạt sản phẩm
Câu 9: Hạt nhân phóng xạ theo phương trình phản ứng \[{{X}_{1}}\to {{X}_{2}}+{{X}_{3}}\]. Gọi \[{{m}_{1}};{{m}_{2}};{{m}_{3}};\Delta {{m}_{1}};\Delta {{m}_{2}};\Delta {{m}_{3}}\] lần lượt là khối lượng nghỉ và độ hụt khối của các hạt nhân tương ứng trong phản ứng, các giá trị này đều khác không. Kết luận nào sau đây là sai.
A. Phóng xạ trên là phóng xạ β
B. Phóng xạ trên là phóng xạ α
C.\[{{m}_{1}}-{{m}_{2}}-{{m}_{3}}=-\Delta {{m}_{1}}+\Delta {{m}_{2}}+\Delta {{m}_{3}}\]
D.\[-\Delta {{m}_{1}}+\Delta {{m}_{2}}+\Delta {{m}_{3}}>0\]
Câu 10: Chọn đúng. Xét phóng xạ. \[{}_{Z}^{A}Y\to {{\beta }^{+}}+{}_{{{Z}_{X}}}^{{{A}_{X}}}X\]Trong đó \[{{Z}_{X}}\] và \[{{A}_{X}}\] là
A.\[{{Z}_{X}}=Z-1\]và \[{{A}_{X}}=A\]
B.\[{{Z}_{X}}=Z-2\] và \[{{A}_{X}}=A-2\]
C.\[{{Z}_{X}}=Z-2\] và \[{{A}_{X}}=A-4\]
D.\[{{Z}_{X}}=Z+1\] và \[{{A}_{X}}=A\]
Câu 11: \[{}_{92}^{238}U\] sau một loạt phóng xạ biến đổi thành chì \[{}_{82}^{206}Pb\] , hạt sơ cấp và hạt anpha. Phương trình biểu diễn biến đổi.
A.\[{}_{92}^{238}U\to {}_{82}^{206}Pb+6\alpha +2{}_{-1}^{0}e\]
B.\[{}_{92}^{238}U\to {}_{82}^{206}Pb+8\alpha +6{}_{-1}^{0}e\]
C.\[{}_{92}^{238}U\to {}_{82}^{206}Pb+4\alpha +{}_{-1}^{0}e\]
D.\[{}_{92}^{238}U\to {}_{82}^{206}Pb+\alpha +{}_{-1}^{0}e\]
Câu 12: Chọn trả lời đúng. Phương trình phóng xạ \[{}_{17}^{37}Cl+{}_{Z}^{A}X\to n+{}_{18}^{37}\text{Ar}\] .Trong đó Z, A là.
A. Z = 1; A = 1
B. Z = 1; A = 3
C. Z = 2; A = 3
D. Z = 2; A = 4
Câu 13: Tìm giá trị x và y trong phản ứng hạt nhân \[{}_{88}^{226}Ra\to \alpha +{}_{x}^{y}Rn\]
A. x = 222;y = 84
B. x = 222;y = 86
C. x = 224; y = 84
D. x = 224;y = 86
Câu 14: Hạt nhân \[{}_{92}^{234}U\] phóng xạ phát ra hạt \[\alpha \], phương trình phóng xạ là.
A.\[{}_{92}^{234}U\to \alpha +{}_{92}^{232}U\]
B.\[{}_{92}^{234}U\to \alpha +{}_{90}^{230}U\]
C.\[{}_{92}^{234}U\to \alpha +{}_{90}^{232}U\]
D.\[{}_{92}^{234}U\to \alpha +{}_{88}^{232}U\]
Câu 15: Xác định ký hiệu hạt nhân nguyên tử X của phương trình \[{}_{2}^{4}He+{}_{13}^{27}Al\to {}_{15}^{30}P+X\]
A.\[{}_{0}^{1}n\] B.\[{}_{11}^{24}Na\] C.\[{}_{11}^{23}Na\] D.\[{}_{10}^{24}Ne\]
Câu 16: Khi nói về phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng, điều nào sau đây là sai?
A. Các hạt nhân sản phẩm bền hơn các hạt nhân tương tác
B. Tổng độ hụt các hạt tương tác nhỏ hơn tổng độ hụt khối các hạt sản phẩm
C. Tổng khối lượng các hạt tương tác nhỏ hơn tổng khối lượng các hạt sản phẩm
D. Tổng năng lượng liên kết của các hạt sản phẩm lớn hơn tổng năng lượng liên kết của các hạt tương tác
Câu 17: Phản ứng sau đây không phải là phản ứng hạt nhân nhân tạo
A.\[{}_{92}^{238}U\to \alpha +{}_{90}^{234}Th\]
B.\[{}_{13}^{27}Al+\alpha \to {}_{15}^{30}P+{}_{0}^{1}n\]
C.\[{}_{2}^{4}He+{}_{7}^{14}N\to {}_{8}^{17}O+{}_{1}^{1}H\]
D.\[{}_{92}^{238}U+{}_{0}^{1}n\to \alpha +{}_{88}^{239}U\]
Câu 18: Khi một hạt nhân nguyên tử phóng xạ lần lượt một tia \[\alpha \] rồi một tia \[{{\beta }^{-}}\] thì hạt nhân nguyên tử sẽ biến đổi như thế nào?
A. Số khối giảm 4, số prôtôn giảm 1
B. Số khối giảm 4, số prôtôn giảm 2
C. Số khối giảm 4, số prôtôn tăng 1
D. Số khối giảm 2, số prôtôn giảm 1
Câu 19: Bom nhiệt hạch dùng làm phản ứng D + T → He + n + 18MeV. Nếu có một kmol He tạo thành thì năng lượng tỏa ra là
A.\[23,{{5.10}^{14}}J\]
B.\[28,{{5.10}^{14}}J\]
C.\[25,{{5.10}^{14}}J\]
D.\[17,{{34.10}^{14}}J\]
Câu 20: Pôlôni phóng xạ biến thành chì theo phản ứng \[{}_{84}^{210}Po\to \alpha +{}_{82}^{206}Pb\]. Biết \[{{m}_{Po}}=\text{209,9373u;}{{m}_{He}}=\text{4,0015u;}{{m}_{Pb}}=205\text{,9294u}\text{.}\] Năng lượng cực đại tỏa ra ở phản ứng trên là.
A.\[95,{{4.10}^{-14}}J\]
B.\[86,{{7.10}^{-14}}J\]
C.\[5,{{93.10}^{-14}}J\]
D.\[106,{{5.10}^{-14}}J\]
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
A |
C |
C |
C |
A |
C |
B |
A |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
A |
B |
B |
A |
C |
D |
A |
D |
A |