1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Phạm Tiến Duật (14/1/1941 - 4/12/2007).
  • Quê quán: huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
  • Cuộc đời:
    • Ông gia nhập quân độ, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.
    • Là nhà thơ xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
    • Thơ của ông tập trung thể hiện hình ảnh của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong.
    • Thơ mang giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

b. Tác phẩm

  • Bài thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969 và đưa vào tập thơ "Vầng Trăng - quầng lửa".
  • Bài thơ khắc họa những chiếc xe không kính. Khắc họa những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm.

2. Đọc hiểu văn bản

Câu 1. Nhan đề của bài thơ gợi cho ta điều gì:

– Nhan đề dài, tạo sự độc đáo, sáng tạo của nhà thơ Phạm Tiến Duật.Chính ngay từ cái nhan đề này người đọc đã có thể cảm nhận được phần nào sự vất vả của những người lính lái xe ô tô vận chuyển vũ khí, thuốc men lương thực vào chiến trường thời xưa. Một chiếc xe không có kính không đảm bảo sự an toàn tối thiểu cho con người nhưng lại được những người lính Trường Sơn lái xe với tư thế ung dung, vui vẻ…

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc”

– Từ nhan đề bài thơ người đọc có thể cảm nhận được sự khốc liệt của cuộc chiến tranh, sự tàn độc của lính mỹ chúng đã gieo rắc rất nhiều cái chết xuống người dân nước ta., gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa

Câu 2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe hiện ra như thế nào?

– Qua hình ảnh những chiếc xe không có kính ta thấy người chiến sĩ lái xe toát lên sự hiên ngang, coi thường hiểm nguy gian khổ, sẵn sàng tiến lên phía trước bất chấp hiểm nguy. “Ung dung buồng lái ta ngồi. Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng” thể hiện tinh thần quyết tâm tiến lên phía trước của người lính lái xe.

– Cuộc sống vật chất càng khó khăn thiếu thốn bao nhiêu càng toát lên sự quyết tâm, khí khái hiên ngang của người lính bấy nhiêu. Trong gian khổ “Thấy gió lùa cay mắt đắng” . Nhưng họ vẫn có thể phì phèo châm điếu thuốc, hay nhìn thấy sao trời chạy thẳng vào tim. Tinh thần của người lính không vì những khó khăn kia mà lùi bước, mà càng khó khăn họ càng tự tin tiến lên phía trước.

“Không có kính, rồi xe không đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

Bởi với người lính thì chỉ cần trong xe có một trái tim, một trái tim ấm nóng, vẫn còn nhịp đập thì trái tim đó lúc nào cũng căng tràn nhiệt huyết, tinh thần yêu nước bảo vệ tổ quốc không bao giờ nguội lạnh.

Câu 3. Ngôn ngữ của bài thơ đã tạo sự thành công cho bài thơ như thế nào?

– Với ngôn ngữ giản dị, bình dân, mộc mạc, giọng thơ tươi vui, tinh nghịch đã làm cho hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong bài thơ trở nên bi tráng

“Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”

– Trong cách sử dụng từ ngữ tác giả Phạm Tiến Duật đã sử dụng nhiều từ ngữ ngang tàng thể hiện sự tinh nghịch yêu đời của những chàng trai trẻ, tuổi ngoài hai mươi phơi phới niềm tin vào tương lai của một ngày toàn thắng.

Câu 4. Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ?

Qua bài thơ, chúng em nhận thấy:

- Khâm phục những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp.
- Yêu mến tính sôi nôi, vui nhộn, tinh nghịch lạc quan, dễ gần, dễ mến, dễ gắn bó giữa những người lính trong chiến tranh.

Bài viết gợi ý: