GỢI Ý LÀM BÀI

Các ý chính:

1. Giới thiệu xuất xứ đoạn trích: Đất nước là một sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Đình Thi trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng về quê hương đất nước. Đoạn trích là phần mở đầu của bài thơ Đất nước (1948 - 1955).

2. Mở đầu bài thơ, từ điểm nhìn ở Việt Bắc kháng chiến, nhân vật trữ tình nhớ về mùa thu Hà Nội năm xưa, ngày tác giả rời Hà Nội. Mùa thu kháng chiến thật đẹp với bầu trời thu trong sáng, khí thu dịu mát, những cánh đồng thơm hương cốm mới. Thời điểm này kết hợp với hoàn cảnh kháng chiến thuận lợi tạo nên tâm trạng lạc quan ở nhân vật trữ tình. Từ đây, tác giả nghĩ về những ngày thu Hà Nội đã xa.

3. Mùa thu Hà Nội đẹp mà buồn được tái hiện qua sự hoài niệm của nhân vật trữ tình.

- Không phải ngẫu nhiên khi nhớ về Hà Nội, tác giả lại nhớ đến mùa thu. Bởi trong bốn mùa, Hà Nội thường gây ấn tượng nhất về mùa thu với sắc trời xanh biếc, cao động, khí hậu dịu mát, gió heo may se se, lá vàng rơi dọc các phố cổ... (có thể liên hệ mở rộng đến đề tài mùa thu trong thơ ca).

- Bức tranh thu Hà Nội được nhà thơ phác họa bằng một vài nét tiêu biểu: “sáng mát trong”, “gió thổi”, “hương cốm mới, “sáng chớm lạnh”, “phố dài xao xác hơi may”, “tiềm năng lá rơi đầy”. Phải là một người rất yêu Hà Nội, rất Hà Nội, lại có một giác quan tinh tế mới cảm nhận được hương cốm mới, cái lạnh đầu mùa se tên trên làn da. Từ láy “xao xác” vừa gợi thanh vừa gợi hình: một mặt gợi lên âm thanh của những chiếc lá vàng khô theo gió bay trên hè phố, một mặt còn có giá trị tạo hình tạo gợi lên sự gầy guộc của những hàng cây trong mùa thu lá rụng... Tất cả những hình ảnh, cách sử dụng tài tình từ láy, so sánh như sáng năm xưa”, kết hợp hòa quyện với giọng điệu thơ trầm buồn, sâu lắng... tạo nên một mùa thu Hà Nội thật đẹp nhưng cũng thật tĩnh lặng, buồn bã... Vì sao?

+ Vì mùa thu năm xưa” ấy được nhà thờ hồi tưởng là: Hà Nội gắn liền với bao kỉ niệm thiêng liêng được chắt lọc qua tâm trạng hoài niệm nên đẹp đẽ, nên thơ.

+ Những bức tranh thu ấy đẹp mà buồn: buồn vì Hà Nội lúc này đang còn trong tay giặc, buồn vì con người Hà Nội phải chia xa Hà Nội.

4. Tâm trạng của nhà thơ

- Đó là tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng trong cái khoảnh khắc trở về Với quá khứ, với chính mình và được soi chiếu bởi hiện tại. Đó là nỗi nhớ Hà Nội da diết trong hoài niệm.

- Một ý chí, một quyết tâm ra đi của người Hà Nội được gọi lên từ hình ảnh “Người ra đi đầu không ngoảnh lại”. Bề ngoài tưởng như họ dửng dưng, lạnh lùng với Hà Nội nhưng bên trong lại chất chứa bao tâm trạng, nghĩ suy. Họ quyết ra đi là để một ngày không xa trvgiải phóng thủ đô yêu dấu.

- Bốn câu thơ tả cảnh nhưng lại gợi tình cảm. Đọc đoạn thơ, ta như sẻ chia với nỗi nhớ Hà Nội trong tâm trạng của nhà thơ trên bước đường kháng chiến.

Bài viết gợi ý:

1. Có hai mùa thu trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi. Hãy phân tích những nét giống và khác nhau trong cảm nhận của nhà thơ về hai mùa thu ấy và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của cách cảm nhận ấy

2. Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: "Ôi những cánh đồng quê chảy máu, Dây thép gai đâm nát trời chiều, Những đêm dài hành quân nung nấu, Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu... "

3. Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi để làm nổi bật cảm hứng về đất nước của nhà thơ

4. Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi: "Sáng mát trong như sáng năm xưa (...) Những buổi ngày xưa vọng nói về"

5. Lập dàn ý bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: 1. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 2. Trong đoạn 1, mùa thu Hà Nội được tái hiện như thế nào qua nỗi nhớ của nhà thơ? 3. Niềm tự hào và ý thức làm chủ đất nước được biểu hiện như thế nào trong đoạn 2 của bài thơ. 4. Trong đoạn cuối, Nguyễn Đình Thi dùng hàng loạt hình ảnh diễn tả Việt Nam từ trong đau thương căm hờn đã vùng lên chiến đấu và chiến thắng. Theo em, hình ảnh nào có giá trị gợi cảm và có ý nghĩa sâu sắc đặc biệt.

6. Bình giảng đoạn thơ trích trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi: "Sáng mát trong như sáng năm xưa... Những buổi ngày xưa vọng nói về"

7. Đôi mắt là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Anh (chị) hãy: 1. Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 2. Phân tích nhân vật văn sĩ Hoàng, văn sĩ Độ để làm rõ cách nhìn và thái độ của từng nhân vật đối với quần chúng nhân dân và cuộc kháng chiến. 3. Chỉ ra ý nghĩa của vấn đề “đôi mắt” đối với sáng tác văn chương.