Đó là các phương pháp: đánh giá; đặt ẩn phụ; biến đổi tương đương và điều kiện cần và đủ.
* Chú ý: đây là các phương pháp chung nhất để giải phương trình vô tỷ ở cấp 2, và chúng ta áp dụng cách giải qua các ví dụ cho mỗi phương pháp.
1. Phương pháp đánh giá
Ví dụ: Giải phương trình: \[\sqrt{3{{x}^{2}}+6x+7}+\sqrt{5{{x}^{2}}+10x+14}=4-2x-{{x}^{2}}\] (*)
Giải:
Ta nhận thấy:
\[VT=\sqrt{3{{x}^{2}}+6x+7}+\sqrt{5{{x}^{2}}+10x+14}\]\[=\sqrt{3{{\left( x+1 \right)}^{2}}+4}+\sqrt{5{{\left( x+1 \right)}^{2}}+9}\ge \sqrt{4}+\sqrt{9}=5\]
\[VP=4-2x-{{x}^{2}}=5-{{\left( x+1 \right)}^{2}}\le 5\]
Vậy phương trình (*) đã cho có nghiệm khi và chỉ khi VT = VP = 5 \[\Leftrightarrow x+1=0\Leftrightarrow x=-1\]
2. Phương pháp đặt ẩn phụ
Ví dụ: Giải phương trình \[\sqrt{1+x}+\sqrt{8-x}+\sqrt{\left( 1+x \right)\left( 8-x \right)}=3\]
Giải:
Điều kiện \[-1\le x\le 8\]
Đặt \[t=\sqrt{1+x}+\sqrt{8-x}\] với \[t\ge 0\]
\[\Rightarrow {{t}^{2}}=1+x+8-x+2\sqrt{\left( 1+x \right)\left( 8-x \right)}\]\[\Rightarrow \sqrt{\left( 1+x \right)\left( 8-x \right)}=\frac{{{t}^{2}}-9}{2}\]
Khi đó phương trình đã cho trở thảnh: \[t+\frac{{{t}^{2}}-9}{2}=3\Leftrightarrow {{t}^{2}}+2t-15=0\]
Loại t = -5 do < 0
Với t = 3 ta có \[\sqrt{1+x}+\sqrt{8-x}\] = 3 \[\Leftrightarrow 1+x+8-x+2\sqrt{\left( 1+x \right)\left( 8-x \right)}=9\]\[\Leftrightarrow \sqrt{\left( 1+x \right)\left( 8-x \right)}=0\]
( thỏa mãn \[-1\le x\le 8\])
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = -1; và x = 8
3. Phương pháp biến đổi tương đương
Phương pháp biến đổi tương đương được áp dụng cho 2 dạng phương pháp vô tỷ:
Ví dụ 1: giải phương trình \[\sqrt{x+4}-\sqrt{1-x}=\sqrt{1-2x}\]
Giải:
Với điều kiện (*) phương trình đã cho tương đương với phương trình:
\[\sqrt{1-2x}+\sqrt{1-x}=\sqrt{x+4}\Leftrightarrow 1-2x+1-x+\sqrt{\left( 1-2x \right)\left( 1-x \right)}=x+4\]\[\Leftrightarrow \sqrt{\left( 1-x \right)\left( 1-2x \right)}=2x+1\]
\[\Leftrightarrow \]x = 0 thỏa mãn (*)
Vậy phương trình có nghiệm là x = 0
Ví dụ 2: Giải phương trình \[\sqrt{x-1+2\sqrt{x-2}}-\sqrt{x-1-2\sqrt{x-2}}=1\]
Giải:
Ta có:
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là \[x=\frac{9}{4}\]
4. Phương pháp điều kiện cần và đủ
Ví dụ 1: Tìm m để phương trình sau có nghiệm duy nhất: \[\sqrt{4-x}+\sqrt{x+5}=m\]
Giải: Điều kiện cần:
Nhận thấy nếu phương trình có nghiệm \[{{x}_{0}}\] thì \[\left( -1-{{x}_{0}} \right)\] cũng là nghiệm của phương trình. Do đó để phương trình có nghiệm duy nhất thì:
\[{{x}_{0}}=-1-{{x}_{0}}\Leftrightarrow {{x}_{0}}=-\frac{1}{2}\]
Thay \[{{x}_{0}}=-\frac{1}{2}\] vào phương trình đã cho ta được \[m=3\sqrt{2}\]
Điều kiện đủ:
Với \[m=3\sqrt{2}\] phương trình đã cho trở thành:
\[\sqrt{4-x}+\sqrt{x+5}=3\sqrt{2}\]
Vậy với \[m=3\sqrt{2}\] thì phương trình đã cho có nghiệm duy nhất.