Câu 1:  Phát biểu nào sau đây sai?

A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.

B. Saccarozơ và tinh bột đều tham gia phản ứng thủy phân.

C. Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.

D. Glucozơ và xenlulozơ đều là cacbohiđrat.

Câu 2: Thủy phân chất X thu được sản phẩm gồm glucozơ và fructozơ. Vậy X là:

A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Glixerol. D. Xenlulozơ.

Câu 3:  Điều nào sau đây không đúng khi nói về glucozơ và fructozơ?

A. Đều làm mất màu nước brom. B. Đều có công thức phân tử C6H12O6.

C. Đều có nhóm OH trong phân tử. D. Đều thuộc loại monosaccarit.

Câu 4: Phát biểu nào về cacbohiđrat là không đúng?

A. Thủy phân hoàn toàn saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit.

B. Glucozơ kém ngọt hơn so với saccarozơ.

C. Amilopectin và xenlulozơ đều là polisaccarit.

D. Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

Câu 5: Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

(b) Saccarozơ thuộc loại đisaccarit.

(c) Hàm lượng cacbon trong fructozơ nhiều hơn trong glucozơ.

(d) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.

Số phát biểu đúng là:

A. 1          B. 3            C. 2          D. 4

Câu 6: Câu 16. Cho các phát biểu sau:

(a) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất xà phòng và etilen glicol.

(b) Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội.

(c) Xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bởi liên kết -1,6-glicozit.

(d) Fructozơ làm mất màu nước brom.

(e) Trong mật ong, chứa nhiều glucozơ và fructozơ.

Số phát biểu sai là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 7:  Thí nghiệm nào sau đây không thu được kết tủa?

A. Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng.

B. Cho nước brom vào dung dịch phenol.

C. Cho nước brom vào dung dịch glucozơ.

D. Cho dung dịch fructozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng.

Câu 8: Cho dãy các chất: etylen glicol; glucozơ; glixerol; saccarozơ; xenlulozơ; ancol etylic; fructozơ. Số

chất trong dãy tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam là

A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.

Câu 9: Cho các nhận xét sau:

(1) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.

 (2) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

(3) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất.

(4) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 5%.

Số nhận xét đúng là

A. 1 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 10: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Amipectin. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Xenlulozơ.

Câu 11: Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?

A. Axit fomic. B. Fructozơ. C. Metyl acrylat. D. Glucozơ.

Câu 12: Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và

người ốm. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y. Chất Y là nguyên liệu để

làm bánh kẹo, nước giải khát. Tên gọi của X, Y lần lượt là:

A. Glucozơ và xenlulozơ. B. Saccarozơ và tinh bột.

C. Fructozơ và glucozơ. D. Glucozơ và saccarozơ.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Mật ong có chứa nhiều fructozơ.

B. Dung dịch sacarozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

C. Hiđro hóa glucozơ (xúc tác Ni, t°), thu được sobitol.

D. Lên men glucozơ, thu được etanol và khí cacbon(II) oxit.

Câu 14: Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, tinh bột. Số chất phản ứng với Cu(OH)2

trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam là:

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

B. Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm đun nóng.

C. Glucozơ bị thủy phân trong môi trường axit.

D. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.

Câu 16: Thành phần chính của màng tế bào thực vật là

A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Fructozơ có phản ứng tráng bạc.

B. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

C. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc fructozơ.

D. Saccarozơ không tham gia phản ứng thủy phân.

Câu 18: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân.

(b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.

(c) Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.

(d) Glucozơ làm mất màu nước brôm.

Số phát biểu đúng là:

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 19:Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức xanh lam.

(d) Fructozơ, glucozơ và saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 20: Chất nào sau đây vừa tham gia phản ứng tráng bạc, vừa làm mất màu dung dịch brom?

A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Fructozơ.

Câu 21: Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được monosaccarit X. Lên men X (xúc tác enzim) thu được chất hữu cơ Y và khí cacbonic. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Glucozơ, sobitol. B. Fructozơ, etanol. C. Saccarozơ, glucozơ. D. Glucozơ, etanol.

Câu 22: Từ xenlulozơ có thể chế hóa ra sản phẩm nào sau đây:

A. Keo dán. B. Kem đánh răng. C. Bánh mì. D. Thuốc súng không khói.

Câu 23: Đường thốt nốt là loại đường có hương vị thơm ngon đặc biệt, có thể ăn tươi hoặc nấu ăn, và

được làm từ hoa của loại cây thốt nốt. Tên hóa học của loại đường này là:

A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Fructozơ.

Câu 24: Để chứng minh glucozơ có tính oxi hóa cần cho glucozơ tác dụng với chất nào sau đây?

A. Cu(OH)2, t° thường. B. Nước Br2. C. AgNO3/NH3, t°. D. H2, Ni, t°.

Câu 25: Thực nghiệm nào sau đây chứng tỏ dạng mạch hở của phân tử glucozơ chứa nhóm CH=O?

A. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan.

B. Glucozơ tác dụng với anhiđrit axetic, đun nóng.

C. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

D. Glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, thấy tạo ra kết tủa bạc trắng.

Câu 26: Cho các nhận định sau:

(a) Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ đều tác dụng được với H2 (xúc tác Ni, t°).

(b) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

(c) Trong môi trường axit, fructozơ chuyển thành glucozơ.

(d) Nhỏ axit H2SO4 đặc vào saccarozơ sẽ hóa đen.

(e) Phản ứng xà phòng hóa chất béo là phản ứng một chiều.

Số nhận định đúng là:

A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 27: Thuốc thử để nhận biết tinh bột là :

A.  Cu(OH)2

B.  AgNO3/NH3

C.  I2

D.  Br2

 

Câu 28: Hồ tinh bột là :

A.  dung dịch của tinh bột trong nước lạnh.

B.  dung dịch của tinh bột trong nước nóng.

C.  dung dịch keo của tinh bột trong nước.

D.  dung dịch của tinh bột trong nước Svayde

Câu 29: Thực hiện thí nghiệm theo hình vẽ sau:

 

Thí nghiệm trên đang chứng minh cho kết luận nào sau:

A. Dung dịch glucozơ tạo kết tủa xanh thẫm với Cu(OH)2.

B. Dung dịch glucozơ có nhiều nhóm -OH nên tạo phức xanh lam với Cu(OH)2.

C. Dung dịch glucozơ tạo phức với Cu(OH)2 khi đun nóng.

D. Dung dịch glucozơ có nhóm chức anđehit.

Câu 30: Cho các phát biểu sau:

(1) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

(2) Xenlulozơ và tinh bột là hai đồng phân cấu tạo của nhau.

(3) Fructozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.

(4) Glucozơ và saccarozơ đều làm mất màu nước brom.

Số phát biểu không đúng là:

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 31: Cặp chất nào sau đây khi tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°) tạo ra cùng một sản phẩm?

A. glucozơ và fructozơ. B. triolein và tristearin.

C. vinyl axetat và etyl acrylat. D. amilozơ và xenlulozơ.

Câu 32: Amilozơ được tạo thành từ các gốc
A. α-glucozơ. B. β-glucozơ. C. α-fructozơ. D. β-fructozơ

Câu 33: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:


Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột.
B. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat.
C. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột.
D. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.

Câu 34: Thực hiện một số thí nghiệm với 4 chất hữu cơ, thu được kết quả như sau:

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. glucozơ, tinh bột, metyl fomat.       B. metyl fomat, tinh bột, fructozơ
C. fructozơ, xenlulozơ, glucozơ.          D. etyl fomat, xenlulozơ, glucozơ

Câu 35: Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với H2SO4 loãng lại có phản ứng tráng gương, đó là do
A. đã có sự thủy phân tạo chỉ tạo ra glucozơ.
B. đã có sự thủy phân saccarozơ tạo ra glucozơ và fructozơ chúng đều tráng gương được trong môi trường bazơ.
C. Saccarozơ tráng gương được trong môi trường axit.
D. đã có sự tạo thành anđehit sau phản ứng.

Câu 36: Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3

Câu 37: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y,Z, T và Q:



Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là
A. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit.
B. Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol.
C. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic.
D. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic.

Câu 38: Để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có ít nhất 2 nhóm -OH liền kề nhau người ta dùng
thuốc thử là
A. dung dịch thuốc tím. B. dung dịch AgNO
3. C. dung dịch brom. D. Cu(OH)2

Câu 39: Cho các nhận định sau:

(1) Trong dung dịch, các α-amino axit tồn tại chủ yếu dạng phân tử.

(2) Trong dung dịch, saccarozơ chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng.

(3) Ở trạng thái tinh thể, fructozơ tồn tại dạng β vòng 5 cạnh hoặc 6 cạnh.

(4) Độ tan trong nước của các ankylamin giảm dần theo chiều giảm của phân tử khối.

Số nhận định đúng là:

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 40: Có các chất lỏng X, Y, Z, T, E trong số các chất: benzen, ancol etylic, axit axetic, dung dịch glucozơ,
nước? Biết kết quả của những thí nghiệm như sau:


Các chất lỏng X, Y, Z, T, E lần lượt là
A. Ancol etylic, dung dịch glucozơ, nước, axit axetic, benzen.
B. Axit axetic, ancol etylic, nước, dung dịch glucozơ, benzen.
C. Benzen, dung dịch glucozơ, nước, ancol etylic, axit axetic.
D. Dung dịch glucozơ, nước, ancol etylic, axit axetic, benzen.

 

                                                                                       ĐÁP ÁN

1.C

2.B

3.A

4.A

5.B (c sai)

6.B

7.C

8.C

9.D(3,4 đúng)

10.B

11.B

12.D

13.D

14.A

15.A

16.D

17.D

18.D(b,c,d)

19.B(a,b,c)

20.C

21.D

22.D

23.B

24.D

25.C

26.D(a,b,d,e)

27.C

28.C

29.B

30.A(2,3,4)

31.A

32.A

33.A

34.D

35.B

36.C (glucozo)

37.D

38.D

39.C

40.A

6.  A sai vì sản xuất xà phòng và glixerol

     C sai vì liên kết β-1,4 –glicozit

     D sai vì fruc ko tác dụng với Br2

8. gluco, fructo, sacca,glixerol

9. (4) sai vì chỉ khoảng 0,1%

27. c sai (trong môi trường bazo)

39. (1) sai do chủ yếu tồn tại ở dạng ion lưỡng cực

       (3) sai do dạng tinh thể của fructozo chỉ có 5 cạnh

       (4) sai do phân tử khối càng nhỏ độ tan càng lớn

 

 

 

 

 

 

Bài viết gợi ý: