1. a) Viết số tự nhiên liền sau mỗi số:
17; 99; a (với a ∈ N).
b) Viết số tự nhiên liền trước mỗi số:
35; 1000; b (với b ∈ N*).
Bài giải:
a) 18; 100; a + 1.
b) Số liền trước của số tự nhiên a nhỏ hơn a 1 đơn vị. Mọi số tự nhiên khác 0 đều có số liền trước. Vì b ∈ N* nên b ≠ 0.
Vậy đáp số là: 34; 999; b – 1
2. Viết tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC”.
Bài giải:
Mỗi chữ cái trong TOÁN HỌC chỉ được liệt kê một lần, do đó tập hợp các chữ cái trong tù TOÁN HỌC là: {T; O; A; N; H; O; C}
3. Cho hai tập hợp:
A = {a, b} ; B = {b, x, y}.
Điển kí hiệu thích hợp vào ô vuông:
x □ A ; y □ B ; b □ A ; b □ B.
Bài giải:
x ∉ A ; y ∈ B ; b ∈ A ; b ∈ B
Các dạng toán tổ hợp lớp 6 với hình vẽ cơ bản và hướng dẫn giải chi tiết
Dưới đây là dạng toán Đại số 6 có hướng dẫn giải chi tiết để bạn hoàn thành về đủ cơ bản để bước lên chương trình toán lớp 7.
Nhìn các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.
Bài giải:
Mỗi đường cong kín biểu diễn một tập hợp, mỗi dấu chấm trong một đường cong kín biểu diễn một phần tử của tập hợp đó. Hãy xét xem “bút” có phải là một phần tử của tập hợp H hay không.
Ta có: A = {15; 26}, B = {1; a; b}, M = {bút}, H = {sách; vở; bút}.
5. Cho bài toán dưới đây:
a) Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.
b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày.
Bài giải:
a) Vì mỗi quý có 3 tháng nên ta có A = {tháng tư; tháng năm; tháng sáu}
b) Hướng dẫn: Các em hãy viết các tháng trong năm theo thứ tự từ tháng giêng đến tháng 12. Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. Mỗi tháng còn lại đều gồm 30 hoặc 31 ngày. Tháng 7 và tháng 8 đều có 31 ngày. Xen giữa hai tháng 31 ngày là một tháng có ít hơn 31 ngày.
Vậy B = {tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11}.
Bạn cần nắm vững các dạng toán trên đây cùng với lời giải chi tiết để có thể hoàn thành tốt chương trình sách giáo khoa toán lớp 6