PHÂN TÍCH ĐỀ
1. Thể loại: Nghị luận hỗn hợp (giải thích và chứng minh một vấn đề).
2. Nội dung: Sự nghiệp khoa học là một sự nghiệp hết sức gian khổ, khó khăn. Vì vậy, người làm khoa học cần có lòng kiên trì.
3. Tư liệu: Thực tế dũng cảm hoạt động khoa học xưa nay.
DÀN BÀI
1. Mở bài
- Nói đến hoạt động khoa học là nói đến một hoạt động đòi hỏi bản thân mình phải hi sinh, phấn đấu, bỏ nhiều công sức, ngày đêm phải kiên trì miệt mài tìm kiếm mới mong có kết quả.
- Các Mác từng nói: “Trong khoa học, không làm gì có con đường cái rộng, và chỉ người nào không sợ gian nan, cố lần mò trên những con đường gập ghềnh, lởm chởm của nó thì người ấy mới đạt được những đỉnh cao chói lọi".
2. Thân bài
a. Giải thích:
- Con đường gập ghềnh, lởm chởm (đối lập với con đường cải rộng) cho thấy con đường khoa học là một con đường vô vàn khó khăn, gian khổ.
- Vì sao con đường khoa học lại là một con đường vô vàn khó khăn, gian khổ?
- Lao động khoa học là một loại hình lao động trí tuệ đòi hỏi phải có tài năng.
- Lao động khoa học không phải là một lao động đơn giản hoàn thành nhanh chóng và dễ dàng. Do đó đòi hỏi bản thân người lao động khoa học phải hết sức kiên tâm trì chí một lòng với công việc của mình.
- Lĩnh vực khoa học lại mênh mông vô tận, bản thân người lao động khoa học dù cố gắng đến đâu cũng chưa đủ được.
- Lao động khoa học thất bại nhiều hơn thành công, thậm chí đòi hỏi người lao động khoa học phải có dũng khí để đương đầu với những lề thói cũ, nhận thức cũ.
Tóm lại con đường khoa học là con đường vô vàn khó khăn gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần.
Những ai muốn dấn thân vào con đường này phải đủ nghị lực và niềm tin giữ vững cho mình một tinh thần dũng cảm không sợ gian nguy hiểm họa, phải kiên trì vượt khó đúng như lời của Các Mác đã nói: Chỉ có người nào không sợ gian nan, cố lần mò trên những con đường gập ghềnh, lởm chởm của nó thì người ấy mới đạt đến được những đỉnh cao chói lọi.
b. Chứng minh:
- Việc phát hiện ra châu Mĩ như C.Côlông.
- Việc chứng minh quả đất quay chung quanh mặt trời như Galilê.
- Bao nhà thơ khoa học như L.Paxtơ (Pháp), R.Rốc (Đức), Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng... (Việt Nam)... Có nhà khoa học đã chết vì thành tựu của mình như Brunô...
(Có thể đan xen vừa giải thích vừa chứng minh).
3. Kết bài
- Lời nói của Các Mác là một chân lí: Sự nghiệp khoa học là một sự nghiệp hết sức gian khổ, khó khăn. Do vậy mà người làm khoa học cần phải có lòng kiên trì dũng cảm không ngại khó ngại khổ mới mong đạt được thành tựu.
- Thế hệ trẻ ngày nay yêu khoa học, mong muốn đạt được những đỉnh cao chói lọi trong lĩnh vực này phải tự trang bị cho mình một tinh thần dũng cảm của một người chiến sĩ sẵn sàng vượt khó, vượt khổ để cố lần mò trên những con đường gập ghềnh lởm chởm của khoa học.