CHƯƠNG II: CACBOHIDRAT

A/ Tóm tắt lí thuyết

1.Hóa tính của Glucozơ:
a. Tính chất anđehit đơn chức;
CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O
   ------------->  CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + NH4NO3.
CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH -------------> 
CH2OH[CHOH]4COONa + 2Cu2O + 3H2O.
CH2OH[CHOH]4CHO + H2 -------------->
 CH2OH[CHOH]4CH2OH (sobitol).
b. Tính chất ancol đa chức:
2CH2OH[CHOH]4CHO + Cu(OH)
       -------------->           (C6H11O6)2Cu + H2O
CH2OH[CHOH]4CHO + (CH3CO)2O
   -------------->   Este chứa 5 gốc CH3COO – ( p/ư chứng tỏ glucozơ có 5 nhóm –OH).
c. Phản ứng lên men:
C6H12O6
             -------------->      2 C2H5OH + 2CO2.

 2. Hóa tính của saccarozơ:
Dung dịch saccarozơ + Cu(OH)2 > dung dịch đồng saccarat màu xanh lam.
C12H22O11 + H2O
      -------------->            C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ).

3. Hóa tính của tinh bột và xenlulozơ:
(C6H10O5)n (tinh bột hoặc xenlulozơ) + n H2O    -------------->                 C6H12O6 ( glucozơ).
Hồ tinh bột + dd I2
   -------------->             hợp chất màu xanh ( dấu hiệu nhận biết hồ tinh bột)
[C6H7O2(OH)3]n ( Xenlulozơ) + 3n HNO3
 -------------->    [C6H7O2(ONO2)3]n + 3n H2O

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP:

DẠNG 1 Phản ứng tráng gương của glucozơ (C6H12O6)

C6H12O6  > 2Ag  

m: 180 > 316gam

VD1: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3 /dung dịch NH3 dư, thu Nồng độ
% của dung dịch glucozơ là A. 11,4 %
B. 14,4 % C. 13,4 % D. 12,4 %

HD: % =  (6,48.180)/(108.37,5.2) .100% = 14,4%.Chọn đáp án B.

DẠNG 2: Phản ứng lên men của glucozơ (C6H12O6)

C6H12O6 à2C2H5OH + 2CO2

                                                                               Mol:        1       >          2              2

Lưu ý: Bài toán thường gắn với giả thiết cho CO2 hấp thụ hoàn toàn dd nước vôi trong Ca(OH)2
thu được khối lượng kết tủa CaCO3 hoặcsố mol hỗn hợp muối...Từ đó tính được số mol CO2 dựa
vào số mol muối.

VD2: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 75%. Toàn bộ CO2 thoát ra được dẫn vào dung dịch
NaOH thu được 0,4 mol hỗn hợp muối. Giá trị của m là: A. 36.
B. 48. C. 27. D. 54.

HD: m = 0,2.180 : 75% = 48( gam). Chọn đáp án B

DẠNG 3: Phản ứng thủy phân saccarozơ (C12H22O11)

C12H22O11 (saccarozơ) à C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

C12H22O11 (mantozơ) à 2C6H12O6 (glucozơ)

VD 3: Muốn có 162 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thuỷ phân hoàn toàn là A. 307,8 gam. B. 412,2gam. C. 421,4 gam. D. 370,8 gam.

HD:  C12H22O11(Saccarozơ) à C6H12O6
                                    342 g         180 g
                                      m=? ß   162g
m
saccacro= (162.342)/180 = (9.342)/10 = 307,8 Chọn đáp án A.

DẠNG 4: Phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ (C6H10O5)n

( C6H10O5)n  àC6H12O6 (glucozơ) à 2n C2H5OH + 2n CO2.

                            m:      162n         à180n                        à            92n          88n

C/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1.Để phân biệt glucozơ và fructozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây?
A. Cu(OH)
2 trong môi trường kiềm nóng B. Dung dịch AgNO3 trong NH3
C. Dung dịch brom D. Cu(OH)2

2. Để nhận biết được tất cả các dung dịch của glucozơ, glixerol, fomanđehit,etanol cần dùng thuốc
thử là
A. Cu(OH)
2 trong môi trường kiềm B. [Ag(NH3)2](OH)
C. Na kim loại. D. Nước brom

3. Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng biệt: saccarozơ, mantozơ, etanol, fomalin có thể
dùng một hóa chất duy nhất là
A. Cu(OH)
2/ OH - B. AgNO3/ NH3 C. H2/ Ni D. Vôi sữa

4. Phản ứng chứng tỏ glucozơ có dạng mạch vòng là phản ứng với:
A. Cu(OH)
2 B. [Ag(NH3)2](OH) C. H2/Ni (t0) D. CH3OH/HCl

5. Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây?
A. H
2/Ni,t0 B. Cu(OH)2 C. AgNO3/ NH3 D. dung dịch brom

6. Phản ứng nào sau đây có thể chuyển hóa gluczơ, fructozơ thành những sản phẩm giống nhau?
A. phản ứng với Cu(OH)
2 B. phản ứng với [Ag(NH3)2](OH)
C. phản ứng với H
2/Ni, t0 D. phản ứng với Na

7. Saccarozơ có thể tác dụng được với các chất nào dưới đây?
A. H
2/Ni,t0 và Cu(OH)2 B. Cu(OH)2 và CH3COOH/H2SO4 đặc
C. Cu(OH)
2 và [Ag(NH3)2](OH) D. H2/Ni,t0 và CH3COOH/H2SO4 đặc

8. Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là:
A. đều được lấy từ củ cải đường B. đều bị oxihoa bởi [Ag(NH
3)2](OH)
C.đếu có trong biệt dược”huyết thanh ngọt” D.đều hòa tan Cu(OH)
2 ở t0 thường cho dd
xanh lam

9. Tinh bột và xenlulozơ khác nhau ở chỗ:
A. phản ứng thủy phân B. độ tan trong nước
C. thành phần phân tử D. cấu trúc mạch phân tử

10. Điểm giống nhau giữa phản ứng thủy phân tinh bột và thủy phân xenlulozơ là:
A. sản phẩm cuối cùng thu được B. loại enzim làm xúc tác
C. sản phẩm trung gian D. lượng nước tham gia quá trình thủy phân

11. Đun nóng xenlulozơ trong dung dich axit vô cơ loãng, thu được sản phẩm là:
A. saccarozơ B. glucozơ C. fructozơ D. mantozơ

12. Một chất khi thủy phân trong môi trường axit loãng, đun nóng không tạo ra glucozơ.
Chất đó là:
A. saccarozơ B. xenlulozơ C. tinh bột D. protein

13. Chất không tham gia phản ứng thủy phân là:
A.saccarozơ B. xenlulozơ C. fructozơ D. tinh bột

14, Tinh bột, xenlulozơ, saccrozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng:
A. hòa tan Cu(OH)
2 B. thủy phân C. tráng gương D. trùng ngưng

15. Phát biểu không đúng là:
A. Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)
2.
B. Thủy phân (xúc tác H
+, t0) sacarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosacarit.
C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H
+, t0) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)
2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.

16. Cacbohiđrat chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là
A. saccarozơ. B. mantozơ. C. tinh bột. D. xenlulozơ.

17. Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của glucozơ?
A. Tráng gương, tráng phích. B. Nguyên liệu sản xuất chất dẻo PVC.
C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic. D. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc
tăng lực.

18. Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic
B. fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic
C. glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic
D. glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ
(
Trích “ TSĐH A – 2009” )

19. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Saccarozơ làm mất màu nước brom. B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO
3 trong NH3.
C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(
Trích “ TSĐH B – 2009” )

20. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.
B. Khi glucozơ ở dạng mạch vòng thì tất cả các nhóm OH đều tạo ete với CH
3OH.
C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.
(
Trích “ TSĐH B – 2009” )

 21. Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch
nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với
khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là:
A. 13,5. B. 30,0. C. 15,0. D. 20,0.
(
Trích “ TSĐH A – 2009” )

 22. Từ 1 tấn nước mía chứa 12% saccarozơ có thể thu hồi được m (kg) saccarozơ , với hiệu suất
thu hồi 80%. Giá trị của m là:
A. 96. B.100. C. 120. D. 80.

23. Cho m gam tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ lượng CO2 sinh ra cho qua dung
dịch Ca(OH)
2 dư, thu được 750 gam kết tủa. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị
của m là:
A. 950,8. B. 949,2. C. 960,4. D. 952,6.

24. Nhà máy rượu bia Hà Nội sản xuất ancol etylic từ mùn cưa gỗ chứa 50% xenlulozơ. Muốn
điều chế 1 tấn ancol etylic ( hiệu suất 70%) thì khối lượng ( kg) mùn cưa gỗ cần dùng là:
A. 5430. B. 5432. C. 5031. D. 5060.

25. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric.
Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trintrat (hiệu suất 90%) thì thể tích axit ntric 96%
( D= 1,52 g/ml) cần dùng là:
A. 14,39 lit. B. 15,24 lít. C. 14,52 lít. D. 20,36 lít.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm :
1C, 2A, 3A, 4D, 5D, 6C, 7B, 8D, 9D, 10A, 11B, 12D, 13C, 14B, 15B,
16B, 17B, 18A, 19D, 20B, 21C, 22A, 23B, 24C, 25A.

Bài viết gợi ý: