CHUYÊN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ĐIỂN HÌNH VỀ PEPTIT

& KHÁI NIỆM

     - Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.

     - Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.

& PHÂN LOẠI

     - Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.

     - Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α-amino axit. Polopeptit là cơ sở tạo nên protein.

& ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP

     - Sự thay đổi vị trí các gốc α-amino axit tạo nên các peptit khác nhau. Phân tử có n gốc α-aminoaxit khác nhau sẽ có n! đồng phân.

     - Amino axit đầu N là amino axit mà nhóm amin ở vị trí α chưa tạo liên kết peptit còn aminoaxit đầu C là amino axit mà nhóm –COOH chưa tạo liên kết peptit.

     - Tên peptit = gốc axyl của các α-amino axit cuối cùng giữ nguyên tên gọi.

     Ví dụ: Ala – Gly – Lys thì tên gọi là Alanyl Glyxyl Lysin.

& TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. PHẢN ỨNG MÀU BIURE

     Peptit và protein tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu tính đặc trưng. Đipeptit không có phản ứng này.

2. PHẢN ỨNG THỦY PHÂN HOÀN TOÀN TẠO CÁC α-AMINO AXIT

     Khi thủy phân hoàn toàn tùy theo môi trường mà sản phẩm của phản ứng khác nhau:

    - Trong môi trường trung tính: n-peptit + (n - 1)H2O à amino axit.

    - Trong môi trường axit HCl: n-peptit + (n - 1)H2O + (n + x)HCl à muối NH4+  của amino axit.

     Trong đó x là số mắt xích Lysin trong n – peptit.

    - Trong môi trường bazơ NaOH: n-peptit + (n - 1)NaOH à muối Na+ của amino axit + (y + 1)H2O.

     Với y là số mắt xích Glutamic trong n-peptit.

    Trường hợp thủy phân không hoàn toàn peptit thì chúng ta thu được hỗn hợp các amino axit và các oligopeptit. Khi gặp lại bài toán dạng này chúng ta có thể sử dụng bảo toàn số mắt xích của một loại amino axit nào đó kết hợp với bảo toàn khối lượng.

& CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN

R DẠNG 1. PHẢN ỨNG THỦY PHÂN CỦA PEPTIT:

     Trong các loại amino axit thì chỉ có loại α-amino axit mới  là đơn phân cấu tạo nen peptit và protein. Trong phân tử peptit hay protein thì liên kết peptit à mối liên kết yếu nhất, dễ bị đứt dẫn đến tính chất cơ bản nhất của peptit và protein là phản ứng thủy phân trong môi trường axit và bazơ. Để giải nhanh được các bài tập thủy phân peptit và protein cần thực hiện các bước sau:

     Bước 1: Đặt công thức tổng quát cho peptit:

     Giả sử đơn phân cấu tạo nên peptit chứa một nhóm NH2 và nhóm COOH có công thức là: NH2-R-COOH thì công thức tổng quát của peptit là [NH2-R-COOH]n(1-n)H2O. Nếu α-amino axit là nó, mạch hở chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH thì công thức tổng quát là: [CaH2a+1O2N]n(1-n)H2O ( Với n là số gốc α-amino axit cấu tạo nên peptit).

     Kí hiệu peptit tạo bởi n đơn vị amino axit là Xn. Ví dụ đipeptit là X2, tripeptit là X3

     Bước 2: Viết phương trình phản ứng thủy phân

     Phương trình phản ứng thủy phân hoàn toàn:

     Trong môi trường axit và bazơ nhưng không đưa tới môi trường vào phương trình phản ứng:

     [NH2-R-COOH]n(1-n)H2O + (n-1)H2O$\xrightarrow{{{H}^{+}}/O{{H}^{-}}}$  nNH2-R-COOH

     Hay Xn + (n-1)H2O $\xrightarrow{{{H}^{+}}/O{{H}^{-}}}$nX1.

     - Khi đun nóng trong môi trường axit như HCl:

       [NH2-R-COOH]n(1-n)H2O + (n-1)H2O + nHCl à nNH3Cl-R-COO

     - Khi đun nóng trong môi trường bazơ như NaOH:

       [NH2-R-COOH]n(1-n)H2O + nNaOH à nNH2-R-COONa + H2O

     Phương trình thủy phân không hoàn toàn: mXn + (n – m)H2O à nXm

     Bước 3: Dựa vào phương trinh thủy phân, dữ kiện bài cho và các định luật xác định dữ kiện bài yêu cầu

     1 Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng:

           mpeptit + mH2O = mamino axit

             mpeptit + mH2O + mHCl = mmuối

             mpeptit + mH2O = mmuối + mH2O

      Dựa vào định luật bảo toàn mol gốc α-amino axit:

           $n.{{n}_{{{X}_{n}}}}=m.{{n}_{Xm}}={{n}_{{{X}_{1}}}}$

     eChú ý:

     1 Dựa vào phương trình thủy phân để tìm mối  quan hệ số mol của các chất trong một phương trình phản ứng để xác định số mol hoặc loại peptit.

     _ Khối lượng mol của n-peptit = α-amino axit × n – 18.(n – 1)

    - Đốt cháy peptit tạo ra từ α-amino axit no, mạch hở chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH theo phương trình tổng quát sau:

  [CaH2a+1O2N]n(1-n)H2O + $\frac{3an-1,5n}{2}{{O}_{2}}$ an CO2 + $\frac{2an-n+2}{2}$H2O + $\frac{n}{2}$ N2

        ü Đối với 2 Peptit khi thủy phân có tỉ lệ mol bằng nhau, thì ta xem 2 Peptit đó là một Peptit đó là một Peptit và ghi phản ứng ta nên ghi gộp. Khối lượng mol của Peptit chính là tổng khối lượng mol của 2 Peptit đó.

     Ví dụ: Tripeptit H[NHCH2CO]3OH và Tetrapeptit H[NHCH2CO]4OH (có số mol bằng nhau) thì ta xem 2 Peptit đó là Heptapetit: H[NHCH2CO]2OH và M = 435g/mol

VÍ DỤ

       Câu 1: X là một Tetrapeptit cấu tạo từ amino axit A, trong phân tử có 1 nhóm (-NH2), 1 nhóm (-COOH), no, mạch hở. Trong A Oxi chiếm 42,67% khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thì thu được 28,35g tripeptit; 79,2g đipeptit và 101,25g A. Giá trị của m là ?

                   A. 184,5.                    B. 258,3.                      C. 405,9.                      D. 202,9
     HD: Đáp án A

      Từ % khối lượng Oxi trong A ta xác định được A là Gly (H2NCH2COOH) với M = 75
      Công thức của Tetrapeptit là H[NHCH2CO]4OH với M = 75.4 – 3.18 = 246g/mol
      Tính số mol: Tripeptit là: $\frac{28,35}{189}$= 0,15 (mol)
      Đipeptit là: $\frac{79,2}{132}$= 0,6 (mol)
      Glyxin (A) là: $\frac{101,25}{75}$= 1,35 (mol)      
      Giải gọn như sau: Đặt mắt xích NHCH2CO = X
      Ta có sơ đồ phản ứng: (X)4          →       (X)4  +  (X)
                                            0,15                       0,15     0,15    mol
                                             (X)4            →      2(X)2
                                            0,3                           0,6               mol
                                              (X)4            →       4X                       
                                            0,3                         1,2                 mol
      Từ sơ đồ trên ta tính được: Số mol X phản ứng: (0,15 + 0,3 + 0,3) = 0,75 mol
                                                      m = 0,75.246 = 184,5 gam

      Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 143,45 gam hỗn hợp A gồm hai tetrapeptit thu được 159,74 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (chỉ chứa 1 nhóm  –COOH và 1 nhóm –NH2). Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch thì nhận được m (gam) muối khan. Tính khối lượng nước phản ứng và giá trị của m lần lượt bằng
                        A, 8,145g và 203,78g                            B. 32,58g và 10,15
                        C, 16,2g và 203,78g                              D. 16,29g và 203,78g
     HD: Đáp án D
     Đặt công thức chung cho hỗn hợp A là H[NHRCO]4OH

     Ta có phản ứng: H[NHRCO]4OH + 3H2O à 4 H2NRCOOH

     Hay: X4 + 3H2O à 4X1
     Áp dụng ĐLBTKL ⇒ ${{n}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{{{m}_{X}}-{{m}_{A}}}{18}=0,905(mol)\Rightarrow {{m}_{{{H}_{2}}O}}=16,29gam$

     Từ phản ứng ⇒ ${{n}_{X}}=\frac{4}{3}{{n}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{4}{3}.0,905$ mol
     Phản ứng của X tác dụng với HCl: X + HCl à X.HCl

     Áp dụng BTKL ⇒ mmuối = mX +mHCl = 159,74 + $\frac{4}{3}.0,905.36,5$= 203,78g
 

     Câu 3: Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một amino axit X mạch hở, trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino. Phần trăm khối lượng nitơ trong X bằng 18,67%. Thủy phân không hoàn toàn 8,389 gam hỗn hợp K gồm hai peptit M, Q trong dung dịch HCl thu được 0,945 gam tripeptit M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Tỉ lệ về số mol tripeptit M và tetrapeptit Q trong hỗn hợp K là:

                  A. 1:2                           B. 3:2                           C. 1:1                           D. 2:1
      HD: Đáp án C

      MX = 14/18,667% = 75 ⇒ Công thức của X là H2NCH2COOH (C25O2N)

      ⇒ Công thức M: C6H11O4N3      ; Q: C8H12­O5N4

       Sau phản ứng thủy phân: nM = $\frac{0,945}{189}=0,005$mol

       nđipeptit = $\frac{4,62}{132}=0,035$mol  ; nX = $\frac{3,75}{75}=0,05$mol

       ⇒ Nếu phản ứng thủy phân hoàn toàn thì $\sum $nX = 3nM + 2nđipeptit + nX = 0,135 mol

       ⇒ $\sum $nX = 3nM ban đầu ­+ 4nQ ban đầu = 0,135 mol mà mK = 189nM ban đầu + 246nQ ban đầu = 8,389 gam

       ⇒ $\frac{{{n}_{M}}}{{{n}_{Q}}}=\frac{0,02}{0,02}=\frac{1}{1}$

R DẠNG 2. PHẢN ỨNG CHÁY CỦA PEPTIT:

       Tripeptit mạch hở X và Tetrapeptit mạch hở Y được tạo ra từ một amino axit no, hở trong phân tử có 1 nhóm (-NH2) và 1 nhóm (-COOH). Đốt cháy X và Y, vậy làm thể nào để đặt CTPT cho X, Y? Ta làm như sau:

       Từ CTPT của amino axit no 3CnH8n – 2O5N4   -  2H2O thành C3nH6n-1O4N(đây là công thức Tripeptit) và C4nH8n – 2O5N4  (đây là công thức Tetrapeptit)… Nếu đốt cháy liên quan đến lượng nước và cacbonic thì ta chỉ cần cân bằng C, H để tính toán cho nhanh.

            C3nH6n ­– 1O4N3   +  pO  ------>     3nCO2    +    (3n – 0,5) H2O    +    N2

              C4nH8n ­– 2O5N4   +  pO   ------>     4nCO2    +    (4n – 1) H2O    +    N2

            Chú ý: Trong phản ứng đốt cháy một peptit hay hỗn hợp peptit, ta có thể quy đổi lượng sản phẩm tương đương với sản phẩm đốt chạy amino axit tạo peptit, trong đó lượng H2O thu được tăng thêm trong trương hợp đốt amino axit chính bằng lượng H2O cần để thủy phân peptit hoàn toàn thành các amino axit đó. Điều này được ứng dụng rất nhiều trong quá trình giải các bài toán đốt cháy peptit.

              VÍ DỤ:

          Câu 1: Cho hai chất hữu cơ X, Y lần lượt là tripepit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm cháy có tổng khối lượng 40,5g. Nếu cho 0,15 mol Y cho tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn thu được là:

                      A. 87,3g                       B. 9,99g                       C. 107,1g                     D. 94,5g

     HD: Đáp án D

     Giả sử X và Y đều được cấu tạo bởi amino axit là CnH2n+1NO2

      X = 3 CnH2n+1NO2   -  2H2O = C3nH6n-1N3O4

     Đốt cháy X: msp = ${{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}+m{}_{{{N}_{2}}}$ = 44.3n.0,1 + 9.(6n – 1).0,1 +14.3.0.1 = 40,5g

     ⇒ n = 2 ⇒ amino axit là H2NCH2COOH

     Y + NaOH à H2NCH2COONa

     ⇒ mchất rắn = mmuối + mNaOH = 97.0,15.6 + 40.20%.6.0,15 = 94,5 gam
 

         Câu 2: X, Y, Z là 3 peptit được tạo bởi từ các α-amino axit no chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm –COOH. Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z bằng dung dịch NaOH (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Đốt cháy toàn bộ lượng muối này thu được 0,2 mol Na2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 65,6 gam. Mặt khác đốt cháy 1,51m gam hỗn hợp E cần dùng a mol O2, thu được CO­2, H2O và N2. Giá trị của a là:

                       A. 3,33                         B. 2,98                         C. 1,89                         D. 2,76

     HD: Đáp án A

     0,1 mol E phản ứng vừa đủ với 2.0,2 = 0,4 mol NaOH ⇒ E có số đơn vị amino axit trung bình là 4

     ⇒ Đặt công thức chung cho các amino axit tạo E là CnH2n+1NO2 ⇒ Công thức muối thu được là CnH2nNO2Na, nmuối = 4nE = 0,4 mol

     CTTQ của E là C4nH8n – 2N4O5

      Đốt cháy muối thu được ${{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,4n-{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=0,4n-0,2mol,{{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,4n$mol

     ⇒ 44.(0,4n – 0,2) + 18.0,4n = 65,6 gam ⇒ n = 3 ⇒ m = 111.0,4 = 44,4 gam

     ⇒ 1,51m gam E tương ứng với $\frac{44,4.1,51}{302}=0,222$ mol E

     Đốt cháy 1,51m gam E thu được: ${{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,222.12=2,664$mol

     ${{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,222.11=2,442$mol

    ⇒ Số mol O2 cần dùng =$\frac{2,664.2+2,442-0,222.5}{2}=3,33$mol
 

     Câu 3: Tripeptit mạch hở X và Tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra tư một amino axit no, mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được sản phẩm gồm H2O, CO2 và N2 trong đó khối lượng CO2 và H2O bằng 36,3g. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì số mol O2 cần phản ứng là ?

               A. 2,8 mol                     B. 1.8 mol                     C. 1,875 mol                D. 3,375 mol

     HD: Đáp án B

     Rõ ràng X, Y đều sinh ra do amino axit có CT CnH2n + 1O2N.

     Do vật ta có CT của X.Y tương ứng là: C3nH6n – 1­­O4N3 (X), C4nH8n – 2­­O5N4 (Y).

     Phản ứng cháy X:

     C3nH6n – 1­­O4N3   +   pO2   ----->    3nCO2   +   (3n – 0,5) H2O   +   N2

                    0,1                                       0,3n           0,3(3n – 0,5)                 mol
     Ta có phương trình tổng hợp khối lượng H2O và CO2:

      0,3[44n + 18(3n – 0,5)] = 36,3 ⇒ n = 2

     Phản ứng cháy Y:

     C4nH8n – 2­­O5N4   +   pO2   ----->   4nCO2   +   (4n – 1) H2O   +   N2

                     0,2               0,2.p            0,8n              (0,8n – 0,2)                mol

      Áp dụng bảo toàn nguyên tố O:

      0,2.5 + 0,2.2p = 0,8.2,2 + (0,8.2 – 0,2) ⇒ p = 9 ⇒ ${{n}_{{{O}_{2}}}}$= 9.0,2 = 1,8 (mol)
 

& CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN

            Bài 1: Thủy phân hoàn toàn 60g hỗn hợp hai đipeptit thu được 63,6g hỗn hợp X gồm các amino axit no, mạch hở, (H2NRCOOH). Nếu lấy 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được m(g) muối. Giá trị của m là ?

                      A. 7,82                         B. 8,72                         C. 7,09                         D. 16,3

            Bài 2: X là một Hexapeptit cấu tạo từ một amino axit H2N-CnH2n-COOH (Y). Y có tổng % khối lượng Oxi và Nito là 61,33%. Thủy phân hết m(g) X trong môi trường axit thu được 30,3g pentapeptit, 19,8 đipeptit và 37,5g (Y). Giá trị của m là ?

                      A. 69g                          B. 120g                        C. 100g                        D. 78g

           Bài 3: X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH; 1 nhóm –NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là:

                      A. 149g                        B. 161g                        C. 143,45g                   D.159g

            Bài 4: X là tetrapeptit Ala – Gly – Val – Ala, Y là tripeptit Val – Gly – Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 1:3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 94,98 gam muối, m có giá trị là

                       A. 68,1g                       B. 64, 86g                    C. 77,04g                     D. 65,13g

            Bài 5: Đipeptit mạch hở X và Tripeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một amino axit no, mạch hở có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm H2O, CO2 và N­2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9g. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội qua dung dịch nước vôi trong dư thì thu được m(g) kết tủa. Giá trị của m là ?

                        A. 45                            B. 120                          C. 30                            D. 60

             Bài 6: X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit đều mạch hở và đều được tạo thành từ cùng một amoni axit no mạch hở (chứa một nhóm –COOH và một nhóm –NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng 40,5g. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng), sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được chất rắn khan có khối lượng là ?

                         A. 87,3                         B. 9,99                         C. 107,1                       D. 94,5

Bài viết gợi ý: