Dạng 5: Biện luận CTCT của este
Câu 1: Đun nóng este đơn chức X với NaOH thu được một muối và một anđehit. Công thức chung nào dưới đây thoả mãn điều kiện trên:
-
- HCOOR. B. RCOOCH=CHR’. C. RCOOC(R')=CH2. D. RCH=CHCOOR' Câu 2: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là:
A. CH3COOH, CH3COOCH3. B. (CH3)2CHOH, HCOOCH3.
C. HCOOCH3, CH3COOH. D. CH3COOH, HCOOCH3.
Câu 3: Xà phòng hóa este X trong NaOH thu được rượu Y và muối cacboxylat Y có công thức phân tử là C3H5O2Na. Đề hiđrat hóa Y thu được anken Y1. Cho Y1 tác dụng với H2O lại thu được rượu Y (duy nhất). Tên gọi của X là:
A. propyl propionat. B. sec-butyl propionat.
C. isopropyl axetat. D. etyl propionat.
Câu 4: Este X có công thức phân tử là C4H4O4. Đun nóng X với NaOH thu được một muối của axit no, mạch hở và một rượu no mạch hở. Đặc điểm cấu tạo của este X là:
A. 2 chức, mạch hở. B. 2 chức mạch vòng.
C. Tạp chức, mạch hở. D. Tạp chức, mạch vòng
Câu 5: Cho este X (C8H8O2) tác dụng với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp muối đều có phân tử khối lớn hơn 70. Công thức cấu tạo của X là:
A. HCOOC6H4CH3. B. CH3COOC6H5. C. C6H5COOCH3. D. HCOOCH2C6H5.
Câu 6: Cho rượu đa chức A tác dụng với axit B đơn chức thu được este E thuần chức có công thức phân tử là C6H8O6. Công thức của B là:
A. HCOOH. B. CH3COOH. C. C2H3COOH. D. C2H5COOH.
Câu 7: Chất hữu cơ X (C4H6O2) tác dụng với dung dịch NaOH, các sản phẩm thu được đều có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH2=CHCH2COOH. B. HCOOCH=CHCH3.
C. HCOOCH2CH=CH2. D. HCOOC(CH3)=CH2.
Câu 8: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O2. Cho 5 gam X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được một hợp chất hữu cơ không làm mất màu nước brom và 3,4 gam một muối. Công thức của X là:
A. CH3COOC(CH3)=CH2. B. HCOOC(CH3)=CHCH3.
C. HCOOCH2CH=CHCH3. D. HCOOCH=CHCH2CH3.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009)
Câu 9: Chất X có công thức phân tử là C3H6O2, tác dụng được với NaOH và có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo đúng của X là:
A. CH3CH2COOH. B. HCOOCH2CH3.
C. HOCH2CH2CHO. D. CH3CH(OH)CHO.
Câu 10: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là:
A. CH2=CH-COO-CH3. B. HCOO-C(CH3)=CH2.
C. HCOO-CH=CH-CH3. D. CH3COO-CH=CH2.
Câu 11: Este X mạch hở có công thức phân tử là C5H8O2. Thủy phân X trong NaOH thu được muối Y và rượu (ancol) Z. Đề hiđrat hóa Z thu được anken T. Vậy X là:
A. etyl metacrylat. B. etyl acrylat. C. propyl acrylat. D. etyl propionat.
Câu 12: Chất hữu cơ Y có công thức phân tử là C9H8O2. Y không tác dụng với Na và không có phản ứng tráng gương nhưng Y lại phản ứng với NaOH khi đun nóng theo tỷ lệ mol là 1:2. Công thức cấu tạo của Y là:
A. CH3COO-C6H5. B. CH2=CH-COOC6H5.
C. H-COO-CH2-C6H5 . D. H-COO-C6H4-CH=CH2.
Câu 13: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ứng: C4H6O4 + 2NaOH ® 2Z + Y.
Để oxi hoá hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là:
A. 44 đvC. B. 58 đvC. C. 82 đvC. D. 118 đvC.
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008)
Câu 14: Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường axit ta thu được một hỗn hợp các chất đều không có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3COOCH=CH2. B. HCOOCH2CH=CH2.
C. HCOOCH=CHCH3. D. CH2=CHCOOCH3.
Câu 15: Hai chất hữu cơ X, Y có cùng CTPT C3H4O2. X phản ứng với NaHCO3 và có phản ứng trùng hợp, Y phản ứng với NaOH nhưng không phản ứng với Na. Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là:
A. C2H5COOH, CH3COOCH3. B. C2H5COOH, CH2=CHCOOCH3.
C. CH2=CHCOOH, HCOOCH=CH2. D. CH2=CHCH2COOH, HCOOCH=CH2.
Câu 16: Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C2H4O2. Chất X phản ứng được với kim loại Na và tham gia phản ứng tráng bạc. Chất Y phản ứng được với kim loại Na và hoà tan được CaCO3. Công thức của X, Y lần lượt là:
A. CH3COOH, HOCH2CHO. B. HCOOCH3, HOCH2CHO.
C. HCOOCH3, CH3COOH. D. HOCH2CHO, CH3COOH.
Câu 17: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H8O3. X có khả năng tham gia phản ứng với Na, với dung dịch NaOH và phản ứng tráng bạc. Sản phẩm thuỷ phân của X trong môi trường kiềm có khả năng hoà tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X có thể là:
A. CH3CH(OH)CH(OH)CHO. B. HCOOCH2CH(OH)CH3.
C. CH3COOCH2CH2OH. D. HCOOCH2CH2CH2OH.
Câu 18: Hợp chất thơm X thuộc loại este có công thức phân tử C8H8O2. X không thể điều chế được từ phản ứng của axit và ancol tương ứng, đồng thời có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức của X là:
A. C6H5COOCH3. B. HCOOCH2C6H5. C. CH3COOC6H5. D. HCOOC6H4CH3 Câu 19: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H6O4. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH dư thu được một muối và một ancol. Công thức cấu tạo của X có thể là
A. HOOC–CH = CH–OOC–CH3. B. HOOC–COO–CH2–CH = CH2.
C. HOOC–CH2–COO–CH = CH2. D. HOOC–CH2–CH = CH–OOCH.
Câu 20: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C11H20O4. X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra muối của axit hữu cơ Y mạch thẳng và hai ancol là etanol và propan–2–ol. Cấu tạo của X là
A. C2H5COO[CH2]4COOCH(CH3)2 B. C2H5OOC[CH2]4COOCH2CH2CH3
C. (CH3)2CHOOC[CH2]3COOC2H5 D. C2H5OOC[CH2]4COOCH(CH3)2
Câu 21: Chất hữu cơ X tác dụng với dung dịch Br2 thu được chất hữu cơ Y có công thức là C5H8O2Br2. Đun nóng Y trong NaOH dư thu được glixerin, NaBr và natri axetat. Vậy công thức cấu tạo của X là:
A. CH2=CHCOOCH2CH3. B. CH3COOCH2CH=CH2.
C. HCOOCH(CH3)CH=CH2. D. CH3COOCH=CHCH3.
Câu 22: Đun nóng một este đơn chức có phân tử khối là 100đvC với dung dịch NaOH thu được hợp chất có nhánh X và ancol Y. Cho hơi Y qua CuO đốt nóng rồi hấp thụ sản phẩm vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được dung dịch Z. Thêm H2SO4 loãng vào Z thì thu được khí CO2. Tên gọi của este đã cho là
A. etyl isobutirat B. metyl metacrylat C. etyl metacrylat D. metyl isobutirat
Câu 23:Hai este A, B là dẫn xuất của benzen đều có công thức phân tử là C9H8O2 và đều cộng hợp với brom theo tỉ lệ mol là 1 : 1. A tác dụng với dung dịch NaOH cho một muối và một anđehit. B tác dụng với dung dịch NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. Công thức cấu tạo của A và B lần lượt là
- HOOCC6H4CH=CH2 và CH2=CHCOOC6H5
- C6H5COOCH=CH2 và C6H5CH=CHCOOH
- HCOOC6H4CH=CH2 và HCOOCH=CHC6H5
- C6H5COOCH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5
Câu 24: Xà phòng hóa hoàn toàn một hợp chất có công thức C10H14O6 trong lượng dư dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp gồm 3 muối (không có đồng phân hình học) và glixerol. Công thức của 3 muối lần lượt là
- CH3-COONa, HCOONa, CH3-CH=CH-COONa.
- CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa, HCOONa.
- CH2=CH-COONa, HCOONa, CH º C-COONa.
- HCOONa, CH º C-COONa, CH3-CH2-COONa.
Câu 25: Xà phòng hóa một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là:
- CH2=CH-COONa, HCOONa và CHºC-COONa.
- CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.
- HCOONa, CHºC-COONa và CH3-CH2-COONa.
- CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009)
Câu 26: Este X có công thức phân tử là C4H8O2. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y và ancol
- Oxi hoá Z bằng CuO thu được chất hữu cơ T không có phản ứng tráng gương. Tên gọi đúng của X là:
- Metyl propionat. B. Etyl axetat.
C. n-propyl fomiat. D. Isopropyl fomiat.
Câu 27: Chất hữu cơ đơn chức X có CTPT là C6H10O2. Khi cho X tác dụng với NaOH đun nóng cho muối có CTPT là C3H3O2Na và chất hữu cơ Z. Z tác dụng với CuO thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương. CTCT của X là:
A. CH2=CH-COOCH2-CH2-CH3. B. CH2=CH-COOCH(CH3)-CH3.
C. CH3-CH2-COOCH=CH2. D. CH2=C(CH3)-COOC2H5.
Câu 28: Thuỷ phân chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng, thu được sản phẩm gồm 2 muối và ancol etylic. Chất X là:
A. CH3COOCH2CH2Cl. B. CH3COOCH2CH3.
C. CH3COOCH(Cl)CH3. D. ClCH2COOC2H5.
Câu 29: Este X có các đặc điểm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;
- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X)
Phát biểu không đúng là:
- Chất X thuộc loại este no, đơn chức.
- Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
- Chất Y tan vô hạn trong nước.
- Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.
Câu 30: Cho X là hợp chất thơm; a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 22,4a lít khí H2 (ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. HO-CH2-C6H4-OH. B. CH3-C6H3(OH)2.
C. HO-C6H4-COOH. D. HO-C6H4-COOCH3.
Câu 31: Chất hữu cơ X đơn chức có công thức phân tử là C6H10O2. Khi cho X tác dụng với NaOH đun nóng cho muối có công thức phân tử là C3H3O2Na và chất hữu cơ Z. Z tác dụng với CuO thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH2=CH-COOCH2-CH2-CH3. B. CH2=CH-COOCH(CH3)-CH3.
C. CH3-CH2-COOCH=CH2. D. CH2=C(CH3)-COOC2H5.
Câu 32: Este X có công thức phân tử là C4H8O2, tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y và ancol Z. Oxi hoá Z bằng CuO thu được chất hữu cơ T có phản ứng tráng gương. Khi cho 1 mol T phản ứng tráng gương thu tối đa 4 mol Ag. Tên gọi của X là:
A. Metyl propionat. B. Etyl axetat.
C. n-propyl fomiat. D. Isopropyl fomiat.
Câu 33: Este X có công thức phân tử là C4H8O2. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y và ancol
- Oxi hoá Z bằng CuO thu được chất hữu cơ Z1 không có phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là
- n-propyl fomiat B. isopropyl fomiat. C. Etyl axetat D. Metyl propionat
Câu 34: Cho anđehit X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 rồi lấy muối thu được tác dụng với dung dịch HCl thì thu được axit cacboxylic Y. Hiđro hóa hoàn toàn X thu được ancol Z. Cho axit Y tác dụng với ancol Z trong điều kiện thích hợp thu được este G có công thức phân tử là C6H10O2. X là
A. Anđehit metacrylic B. Anđehit axetic
C. Anđehit propionic D. Anđehit acrylic
Câu 35 : Hợp chất hữu cơ A1 mạch hở, không phân nhánh và chỉ chứa một loại nhóm chứa có CTPT C8H14O4. Cho A1 tác dụng dung dịch NaOH thu được một ancol duy nhất là CH3OH và một muối natri của axit hữu cơ B1. Tên gọi đúng của A1 là:
A. Đimetylađipat. B. Đimetyl oxalat.
C. Metyl acrylat. D. Metyl propionat.
Câu 36: Chất X có công thức phân tử là C7H12O4. Đun nóng X với NaOH thu được muối Y và hỗn hợp 2 rượu Z và T. Đề hiđrat hóa rượu Z thu được 3 anken. Vậy công thức của muối Y, rượu T và rượu Z lần lượt là:
- NaOOC-COONa; C2H5OH và CH3-CH2-CH2OH.
- NaOOC-COONa; C2H5OH và CH3-CH2-CH(OH)-CH3.
- NaOOC-CH2-COONa; CH3OH và CH3-CH(OH)-CH3.
- NaOOC-COONa; CH3OH và CH3-CH2-CH(OH)-CH3.
Câu 37: Cho axit salixylic (X) (axit o - hiđroxibenzoic) phản ứng với metanol có H2SO4 đặc xúc tác thu được metyl salixylat (Y) dùng làm thuốc giảm đau. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có muối Z. Công thức cấu tạo của Z là:
A. o-NaOC6H4COOCH3. B. o-HOC6H4COONa.
C. o-NaOOCC6H4COONa. D. o-NaOC6H4COONa.
Dạng 6: Lý thuyết về chất béo
Câu 1: Chất béo là:
A. hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N. B. trieste của axit béo và glixerol.
C. là este của axit béo và ancol đa chức. D. trieste của axit hữu cơ và glixerol.
Câu 2: Chất béo lỏng có thành phần axit béo là:
A. chủ yếu là các axit béo chưa no. B. chủ yếu là các axit béo no.
C. chỉ chứa duy nhất các axit béo chưa no. D. Hỗn hợp phức tạp khó xác định.
Câu 3: Mệnh đề nào dưới đây là đúng:
- Lipit là chất béo.
- Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật.
- Lipit là este của glixerol với các axit béo.
- Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước, nhưng hoà tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, ... Câu 4: Cho các mệnh đề sau:
1, Chất béo là triete của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài không phân nhánh. 2, Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, …
3, Chất béo là các chất lỏng.
4, Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu. 5, Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
6, Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
Số mệnh đề đúng là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5: Có các mệnh đề sau:
1, Chất béo là những ete.
2, Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.
3, Các este không tan trong nước và nổi trên mặt nước là do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước và nhẹ hơn nước.
4, Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất béo rắn. 5, Chất béo lỏng là những triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
Các mệnh đề đúng là:
A. 3, 4, 5. B. 1, 3, 5. C. 1, 2, 4. D. 2, 3, 5.
Câu 6: Mệnh đề nào dưới đây là đúng:
- Chất béo là chất rắn không tan trong nước.
- Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
- Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
- Chất béo là trieste của gilxerol với axit.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
- Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các este của các axit béo no, tồn tại ở thể rắn.
- Dầu thực vật chủ yếu cấu thành từ các este của các axit béo không no, tồn tại ở thể lỏng.
- Hiđro hoá dầu thực vật lỏng sẽ tạo thành các mỡ động vật rắn.
- Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?
- Hiđro hóa triolein ở trạng thái lỏng thu được tripanmitin ở trạng thái rắn.
- Dầu mỡ bị ôi là do liên kết đôi C=C ở gốc axit không no trong chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí.
- Phản ứng xà phòng hóa xảy ra chậm hơn phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit.
- Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng và có mặt dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 9: Khẳng định không đúng về chất béo là
-
- Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
- Đun chất béo với dung dịch NaOH thì thu được sản phẩm có khả năng hòa tan Cu(OH)2.
- Chất béo và dầu mỡ bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố.
- Chất béo nhẹ hơn nước.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai?
- Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
- Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
- Số nguyên tử H trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
- Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai:
- Trong phân tử triolein có 3 liên kết π.
- Muối Na hoặc K của axit béo được gọi là xà phòng.
- Khi hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng sẽ thu được chất béo rắn.
- Xà phòng không thích hợp với nước cứng vì tạo kết tủa với nước cứng.
Câu 12: Trong cơ thể chất béo bị oxi hoá thành những chất nào dưới đây:
A. NH3 và CO2. B. NH3, CO2, H2O. C. CO2, H2O. D. NH3, H2O.
Câu 13: Để biến một số dầu thành mỡ rắn, mỡ nhân tạo người ta thực hiện quá trình nào dưới đây:
A. Hiđro hóa (Ni, t0). B. Cô cạn ở t0 cao. C. Làm lạnh. D. Xà phòng hóa.
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
- Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
- Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (c)Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch
- Từ chất béo lỏng có thể điều chế chất béo rắn bằng phản ứng cộng hiđro. Số phát biểu đúng là
A.1 B.4 C.2 D.3 Câu 15:Cho các phát biểu:
-
- Phản ứng thủy phân este trong môi trường axitlà phản ứng thuận nghịch.
- Chất béo là trieste của etylen glicol với cácaxit béo.
- Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
- Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
- Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.
- Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dungdịch kiềm tạo axit béo và glixerol. Số phát biểu đúng là
A.6. B.3. C.4. D.5.
Câu 16: Cho các phát biểu sau:
-
-
- Thủy phân este tạo thành từ axitcacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức luôn thu được muối và ancol.
- Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
- Phenol và anilin tác dụng được với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng.
- Thành phần chính của xà phòng là muối natri hoặc kali của các axit béo. Số phát biểu đúng là
-
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 17: Cho các mệnh đề sau:
- Chất béo là Trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài, không phân nhánh.
- Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, …
- Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa và nó xảy ra chậm hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
- Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và gọi là xì dầu.
- Dầu mỡ bị ôi là do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất chất béo bị khử chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit.
- Mỗi vị axit có vị riêng: Axit axetic có vị giấm ăn, axit oxalic có vị chua của me, …
- Phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic được bắt đầu từ nguồn nguyên liệu metanol.
- Phenol có tính axit rất yếu: dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
- Cho dung dịch HNO3 vào dung dịch phenol, thấy có kết tủa trắng của 2,4,6-trinitrophenol. Số mệnh đề đúng là:
A.5 B.4 C.3 D.6
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
-
- Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
- Lipit gồm chất béo, sáp, stearoid, photpholipit,...
- Chất béo là các chất lỏng.
- Ở nhiệt độ phòng, khi chất béo chứa gốc hidrocacbon không no thì chất béo ở trạng thái lỏng (dầu ăn). Khi chất béo chứa gốc hidrocacbon no thì chất béo ở trạng thái rắn (mỡ).
- Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
- Chất béo là thành phần chính của mỡ động vật, dầu thực vật.
- Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
- Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
- Hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng ta thu được chất béo rắn.
- Chất béo nhẹ hơn nước và tan nhiều trong nước. Số phát biểu đúng là
A .9. B .7. C .10. D .8.
Câu 19: Cho các phát biểu sau
- Chất giặt rửa tổng hợp có thể dùng để giặt rửa cả trong nước cứng.
- Các triglixerit đều có phản ứng cộng hiđro.
- Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
- Anhiđrit tham gia phản ứng este hóa dễ hơn axit tương ứng.
- Có thể dùng dung dịch HCl nhận biết các chất lỏng và dung dịch: ancol etylic, benzen, anilin, natriphenolat.
- Các este thường dễ tan trong nước và có mùi thơm dễ chịu. Số phát biểu đúng là:
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 20: Cho các phát biểu sau:
Số câu phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 21: Cho các phát biểu sau:
- Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.
- Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
- Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (d)Tristearin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của triolein
Số phát biểu đúng là
A. 2 B.1 C.4 D.3
Dạng 7: Điều chế và ứng dụng của este
Câu 1: Đặc điểm của phản ứng este hóa là:
-
- Phản ứng thuận nghịch cần đun nóng và có xúc tác bất kì.
- Phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng, có H2SO4 đậm đặc xúc tác.
-
- Phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng, có H2SO4 đậm đặc xúc tác.
- Phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng, có H2SO4 loãng xúc tác.
Câu 2: Cho các cặp chất: (1) CH3COOH và C2H5CHO; (2) C6H5OH và CH3COOH; (3) C6H5OH và (CH3CO)2O; (4) CH3COOH và C2H5OH; (5) CH3COOH và CHºCH; (6) C6H5COOH và C2H5OH. Các cặp
chất có xảy ra phản ứng este hóa là:
A. (1), (2), (3), (4), (5) . B. (2), (3), (4), (5), (6).
C. (2), (4), (5), (6). D. (3), (4), (6).
Câu 3: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp:
A. C6H5CH=CH2. B. CH3COOCH=CH2.
C. CH2=CHCOOCH3. D. CH2=C(CH3)COOCH3.
Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải là của este:
- Dùng làm dung môi (pha sơn tổng hợp).
- Dùng trong công nghiệp thực phẩm (bánh, kẹo,nước giải khát) và mĩ phẩm (xà phòng, nước hoa.....).
- HCOOR trong thực tế dùng để tráng gương, phích.
- Poli (vinyl axetat) dùng làm chất dẻo hoặc thuỷ phân thành poli (vinyl ancol) dùng làm keo dán.