Dạng 1: Các vấn đề liên quan tới CTPT của este

Câu 1: Công thức phân tử nào dưới đây không thể là của este:

A. C2H4O2.                  B. C2H2O2.                  C. C3H4O2.                  D. C4H6O2.

Câu 2: Công thức phân tử nào dưới đây không thể là của este:

A. C4H8O2.                  B. C4H10O2.                 C. C3H4O2.                  D. C4H6O2.

Câu 3: Este X mạch hở (không chứa nhóm chức khác trong phân tử) có công thức đơn giản nhất là C2H3O2. Tên của X là:

A. Etyl axetat.             B. Metyl acrylat.         C. Đimetyl oxalat.      D. Đimetyl ađipat. Câu 4: A, B, C là 3 chất hữu cơ cùng chức có công thức phân tử là CH2O2, C3H4O2 và C3H4O4. A, B, C chứa nhóm chức gì:

A. Este                        B. Anđehit                  C. Axit                        D. Rượu

Câu 5: Hợp chất hữu cơ (X) chỉ chứa một loại nhóm chức có công thức phân tử C3H6O2. Cấu tạo của X có thể là:

  1. axit cacboxylic hoặc este đều no, đơn chức.
  2. xeton và anđehit hai chức.
  3. ancol hai chức không no có một nối đôi.
  4. ancol và xeton no.

Câu 6: Đun nóng etilenglicol (HO-CH2-CH2-OH) với axit hữu cơ đơn chức X (xúc tác H2SO4 đặc) thu được hỗn hợp các este trong đó có một este có công thức phân tử là C6HnO4. Giá trị đúng của n là:

A. n = 6.                      B. n = 8.                      C. n = 10.                    D. n = 12.

Câu 7: Este X không tác dụng với Na nhưng tác dụng với NaOH đun nóng thu được glixerin và natri axetat. Công thức phân tử của X là:

A. C6H8O6.                  B. C9H12O6.                 C. C9H14O6.                 D. C9H16O6.

Câu 8: Este X không tác dụng với Na. X tác dụng dung dịch NaOH thu được một ancol duy nhất là CH3OH và muối natri ađipat. Công thức phân tử của X là:

A. C10H18O4.                   B. C4H6O4.                       C. C6H10O4.                     D.C8H14O4.

Câu 9: Công thức tổng quát của este tạo bởi axit no đơn chức và ancol thơm đơn chức (1 vòng benzen) có dạng:

  1. CnH2n–6 (với n ³ 6, nguyên).                       C. CnH2n–8O2 (với n ³ 7, nguyên).
  2. CnH2n–4O2 (với n ³ 6, nguyên).                   D. CnH2n–8O2 (với n ³ 8, nguyên).

Dạng 2: Số đồng phân của este

Câu 1: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là

A. 4                             B. 5                             C. 8                             D. 9

(Trích ĐTTS vào các trường Đại học khối B, 2010)

Câu 2: Chất X là một este mạch hở có CTPT là C4H6O2. Số este có CTCT ứng với CTPT đó là:

A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 6.

Câu 3: Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este X (tính cả đồng phân hình học) thỏa mãn tính chất trên là:

A. 4                             B. 5                             C. 6                             D. 3

Câu 4: Este X có CTPT C5H8O2 khi tác dụng với NaOH tạo ra 2 sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Số chất X thỏa mãn điều kiện trên là:

A. 2.                            B. 1.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 5: Với công thức phân tử C4H6O4 số đồng phân este đa chức mạch hở là :

A. 3.                            B. 5.                            C. 2.                            D. 4.

Câu 6: Hợp chất X có CTPT C5H8O2. Cho 5 gam X tác dụng vừa đủ với dd NaOH thu được dung dịch Y. Lấy toàn bộ Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được 21,6 gam Ag. Số chất X thỏa mãn các điều kiện trên là:

A. 2                             B. 4                             C. 1                             D. 3

Câu 7: Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạC. Số este X thỏa mãn tính chất trên là

A. 4.                            B. 3.                            C. 6.                            D. 5.

Câu 8: Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là

A. 2.                            B. 1.                            C. 3.                            D. 4.

(Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2013)

Câu 9: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là :

A. 6.                            B. 3.                            C. 5.                            D. 4.

(Đề thi tuyển sinh Đại học khối B năm 2007)

Câu 10: Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit CH3COOH và axit C2H5COOH là

A. 9.                            B. 4.                            C. 6.                            D. 2.

(Đề thi tuyển sinh Đại học khối B năm 2012)

Câu 11: Hợp  chất  X có công thức phân tử C3H2O3 và hợp chất Y có công thức phân tử C3H4O2. Biết khi đun nóng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì 1 mol X hoặc 1 mol Y đều tạo ra 4 mol Ag. Tổng số công thức cấu tạo của X và Y thỏa mãn điều kiện bài toán là

A. 3.                            B. 4.                            C. 2.                            D. 5.

Câu 12: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H10O2, cho 9,12 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y, cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được 34,56 gam Ag. Số đồng phân cấu tạo của X là:

A. 4.                            B. 5                             C. 2.                            D. 3.

Câu 13: Hợp chất X có công thức phân tử là C5H8O2. Cho 10 gam X tác dụng hoàn toàn, vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Lấy toàn bộ dung dịch Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là

A. 2.                            B. 1.                            C. 3                             D. 4.

Câu 14: Cho 0,1 mol este X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,1 mol NaOH đun nóng, tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 12,8 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là

A. 3.                            B. 5.                            C. 2.                            D. 4.

Dạng 3: Danh pháp của este và lipit

Câu 1: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

 

A. etyl axetat.                                                 B. metyl propionat.

C. metyl axetat.                                              D. propyl axetat.

Câu 2: Công thức của triolein là:

A. (CH3[CH2]16COO)3C3H5.                           B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5.

C. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5 . D. (CH3[CH2]14COO)3C3H5.

Câu 3: Este vinyl axetat có công thức là

A. CH3COOCH=CH2.                                   B. CH3COOCH3.

C. CH2=CHCOOCH3.                                   D. HCOOCH3.

Câu 4: Este metyl acrylat có công thức là

A. CH3COOCH3.                                           B. CH3COOCH=CH2.

C. CH2=CHCOOCH3.                                  D. HCOOCH3.

Câu 5: Cho este có công thức cấu tạo : CH2 = C(CH3)COOCH3. Tên gọi của este đó là

A. Metyl acrylat.                                             B. Metyl metacrylat.

C. Metyl metacrylic.                                       D. Metyl acrylic.

Câu 6: Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là

A. CH3COOC6H5                                           B. C6H5COOCH3

C. C6H5CH2COOCH3                                    D. CH3COOCH2C6H5

Câu 7: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là:

A. Etyl fomat.             B. Etyl axetat.             C. Etyl propionat.       D. Propyl axetat.

Câu 8: Este X đơn chức tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y có công thức phân tử là C3H5O2Na và rượu Y1. Oxi hóa Y1 bằng CuO nung nóng thu được anđehit Y2. Y2 tác dụng với Ag2O dư, đun nóng thu được số mol Ag gấp 4 lần số mol Y2. Vậy tên gọi của X là:

A. etyl propionat.        B. metyl propionat.     C. metyl axetat.          D. propyl propionat. Câu 9: Este X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y có công thức phân tử là C3H3O2Na và rượu Y1. Oxi hóa Y1 bằng CuO nung nóng thu được anđehit Y2. Y2 tác dụng với Ag2O dư, đun nóng thu được số mol Ag gấp 4 lần số mol Cu được tạo thành trong thí nghiệm oxi hóa rượu. Tên gọi của X là:

A. metyl acrylat .        B. etyl propionat .       C. metyl axetat.          D. metyl propionat .

Dạng 4: Các phản ứng hóa học của este

Câu 1: Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit là phản ứng

A. không thuận nghịch.                                  B. luôn sinh ra axit và ancol.

C. thuận nghịch.                                             D. xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường.

Câu 2: Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là

A. không thuận nghịch.                                  B. luôn sinh ra axit và ancol.

C. thuận nghịch.                                             D. xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường.

Câu 3: Thuỷ phân este C2H5COOCH=CH2 trong môi trường axit tạo thành những sản phẩm gì ?

A. C2H5COOH,CH2=CH-OH.                       B. C2H5COOH, HCHO.

C. C2H5COOH, CH3CHO.                            D. C2H5COOH, CH3CH2OH

Câu 4: Metyl fomiat có thể cho được phản ứng với:

A. Dung dịch NaOH.                                     B. Natri kim loại.

C. Dung dịch AgNO3 trong amoniac.            D. Cả (A) và (C) đều đúng.

Câu 5: Thủy phân một este trong dung dịch NaOH chỉ thu được một sản phẩm duy nhất thì este đó là:

A. este đơn chức.        B. este vòng.               C. este 2 chức.            D. este no, đơn chức.

 

Câu 6: Cho các chất sau: CH3COOC2H3 (I), C2H3COOH (II), CH3COOC2H5 (III) và CH2=CHCOOCH3

  1. Các chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH, dung dịch nước brom là:
    1. I, II, IV.                 B. I, II, III.                 C. I, II, III, IV.           D. I và IV.

Câu 7: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Chất X là

A. etyl format             B. metyl acrylat           C. vinyl axetat            D. etyl axetat Câu 8: Cho tất cả các đồng phân mạch hở có công thức phân tử C2H4O2 tác dụng với NaOH, Na, AgNO3/NH3 thì số phương trình hoá học xảy ra là:

A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 6.

Câu 9: Cho các chất: etyl axetat, etanol, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, phenyl axetat. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:

A. 3 .                           B. 4.                            C. 5 .                           D. 6 .

Câu 10: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất có

thể tham gia phản ứng tráng gương là:

A. 3.                            B. 6.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 11: Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là:

A. 4.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 5.

Câu 12: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là:

A. 4.                            B. 2.                            C. 5.                            D. 3.

(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2011)

Câu 13: Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là

A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 2.

Câu 14: Cho sơ đồ phản ứng sau:

           

                Chất Y có đặc điểm là

  1. tác dụng với NaOH theo tỷ lệ mol 1:2.
  2. điều chế trực tiếp từ axit và ancol tương ứng.
  3. tham gia phản ứng tráng gương.
  4. không thể tác dụng với nước brom.

Câu 15: Trong các chất sau, chất nào khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo thành sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương:

A. HCOOC2H5.                                              B. CH2=CHCOOCH3.

C. CH3COOC(CH3)=CH2.                             D. CH3COOCH2CH=CH2.

Câu 16: Khi thuỷ phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là:

 

A. C15H31COONa và etanol.                           B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COOH và glixerol.                          D. C17H35COONa và glixerol.

Câu 17: Cho 2 chất X và Y có công thức phân tử là C4H7ClO2 thoả mãn: X + NaOH ® muối hữu cơ X1 + C2H5OH + NaCl.

Y+ NaOH  ® muối hữu cơ Y1 +C2H4(OH)2 +NaCl.                Xác định X và Y.

  1. CH2ClCOOC2H5 và HCOOCH2CH2CH2Cl.
  2. CH3COOCHClCH3 và CH2ClCOOCH2CH3.
  3. CH2ClCOOC2H5 và CH3COOCH2CH2Cl.
  4. CH3COOC2H4Cl và CH2ClCOOCH2CH3.

Câu 18: Phát biểu đúng là:

  1. Vinyl axetat phản ứng với dung dịch NaOH sinh ra ancol etylic.
  2. Thuỷ phân benzyl clorua thu được phenol.
  3. Phenol phản ứng được với nước brom.
  4. Phenol phản ứng được với dung dịch NaHCO3.

Câu 19: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây:

A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).      B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường).

C. Dung dịch NaOH (đun nóng).                   D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2011)

Câu 20: Cho các este: Benzyl fomat(1), vinyl axetat (2), tripanmitin (3), metyl acrylat(4), .phenyl axetat(5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dd NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là:

A.(1),(2),(3)                 B.(2),(3),(5)                 C.(1),(3),(4)                 D.(3),(4),(5).

Câu 21: Cho 2 chất X và Y có công thức phân tử là C4H7ClO2 thoả mãn:

X + NaOH ® muối hữu cơ X1 + C2H5OH + NaCl.

Y+ NaOH  ® muối hữu cơ Y1 +C2H4(OH)2 +NaCl.

               Xác định X và Y.

  1. CH2ClCOOC2H5 và HCOOCH2CH2CH2Cl.
  2. CH3COOCHClCH3 và CH2ClCOOCH2CH3.
  3. CH2ClCOOC2H5 và CH3COOCH2CH2Cl.
  4. CH3COOC2H4Cl và CH2ClCOOCH2CH3.

Câu 22: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

A. Axit oleic               B. Axit panmitic         C. Axit stearic             D. Axit linoleic

Câu 23: Phản ứng giữa cặp hai chất nào dưới đây tạo ra sản phẩm là muối và ancol?

A. 

B. 

C. 

D. 

Câu 24: Cho các chất sau:

 

  1. CH3-COO-C2H5;             (2) CH2=CH-COO-CH3;    (3) C6H5-COO-CH=CH2;   (4)CH2=C(CH3)-OCO-CH3;      (5) C6H5OCO-CH3;           (6) CH3-COO-CH2-C6H5. Các chất khi cho tác dụng với NaOH đun nóng không thu được ancol là

A. (1), (2), (3), (4)       B. (3), (4), (5)              C. (1), (3), (4), (6)       D. (3), (4), (5), (6)

Câu 25: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là:

 

A. 4.                            B. 3.                            C. 2.                             D. 5 .

Câu 26: Cho sơ đồ biến hóa sau :

Biết X1 là một anđehit đa chức, mạch thẳng ; Y2 là ancol bậc 2. Phát biểu nào sau đây không đúng?

    1. X1 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
    2. X3 chứa 2 chức este trong phân tử.
    3. X2 có tên là axit butanđioic.
    4. X4 là este no, 2 chức, mạch hở.

Câu 27: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, m-crezol, mono natriglutamat. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:

A. 6                             B. 4.                            C. 5.                            D. 7

Câu 28: Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2COOH, C6H5Cl(thơm), HCOOC6H5(thơm), C6H5COOCH3(thơm), HO-C6H4-CH2OH(thơm), CH3COOCH=CH2. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với dung dịch NaOH đặc, nhiệt độ cao, áp suất cao cho sản phẩm có hai muối?

A. 5                             B. 4                             C. 3                             D. 2

Câu 29: Cho dãy các hợp chất thơm : p-HO-CH2-C6H4-OH, p–HO-C6H4-COOC2H5, p–HO-C6H4-COOH, p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau?

  1. Chỉ tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.
  2. Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng.

A. 4.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 1.

Bài viết gợi ý: