Câu 1: Cho các phát biểu sau:

a, Do có liên kết hiđro, nhiệt độ sôi của axit axetic cao hơn metyl fomat

b, Phản ứng xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH đun nóng là phản ứng thuận nghịch.

c, Axit fomic là axit yếu nhất trong dãy đồng đẳng của nó.

d, Dung dịch 37-40% fomanđehit trong nước (fomalin) dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, ...

e, Trong công nghiệp axetanđehit chủ yếu được dùng để sản xuất axit axetic.

g, Trong công nghiệp dược phẩm, glucozơ được dùng để pha chế thuốc.

Số phát biểu đúng là

  1. 2                      B. 3                  C. 4                  D. 5

Câu 2: Cho các phát biểu sau:

a, Alanin và anilin đều là những chất tan tốt trong nước.

b, Miozin và albumin đều là những protein có dạng hình cầu.

c, Tristearin và tripanmitin đều là những chất rắn ở điều kiện thường.

d, Saccarozơ và glucozơ đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh thẫm.

e, Phenol và anilin đều tạo kết tủa trắng với dung dịch Br2.

g, Axit glutamic và lysin đều làm đổi màu quỳ tím.

Số phát biểu đúng là

  1. 3.                     B. 4.                C. 5.                D. 2.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Điều chế anđehit fomic trong công nghiệp bằng phản ứng oxi hóa metanol.

B. Điều chế ancol etylic trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng hiđrat hóa etilen.

C. Có thể nhận biết etanal và axit acrylic bằng dung dịch brom.

D. Glucozơ và saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng gương..

Câu 4 : Mùa đông, các gia đình ở nông thôn thường hay sử dụng than tổ ong để sưởi ấm. Tuy nhiên, có

một thói quen xấu là mọi người thường đóng kín cửa để cho ấm hơn. Điều này có nguy hại rất lớn đến

sức khỏe, như gây khó thở, tức ngực, nặng hơn nữa là gây hôn mê, buồn nôn thậm chí dẫn đến tử vong.

Khí là nguyên nhân chính gây nên tính độc trên là

  1. COCl2.            B. CO2.                      C. CO.                        D. SO2

Câu 5: Nhận xét nào dưới đây là không đúng?

A. Liên kết trong đa số tinh thể hợp kim vẫn là liên kết kim loại.

B. Các thiết bị máy móc bằng sắt tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học.

C. Kim loại có các tính chât vật lý chung là: tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.

D. Để điều chế Mg, Al người ta dùng khí H2 hoặc CO để khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Trong tự nhiên nitơ chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

B. Trong công nghiệp, thạch cao sống được dùng để sản xuất xi măng.

C. Các loại nước trong tự nhiên như nước ao, hồ, sông, suối, ... (trừ nước biển) thường là nước mềm

D. Nhôm có cấu trúc tinh thể lập phương tâm khối, rỗng nên là kim loại nhẹ.

Câu 7 :Trích đề đh năm 2018

Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân triolein, thu được etylen glicol. (b) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim. (c) Thủy phân vinyl fomat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc. (d) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit. (e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, lysin, axit glutamic. (g) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl. Số phát biểu đúng là

A. 4.                B. 3.                C. 5.                D. 2.

Câu 8 : Trích đề đh năm 2018

 Thực hiện các thí nghiệm sau

: (a) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3.

(b) Đốt dây Fe trong khí Cl2

(c) Cho bột Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.

 (d) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư.

(e) Cho bột Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.

 (g) Cho bột FeO vào dung dịch KHSO4.  

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối sắt(II) là

 A. 4.               B. 2.                C. 5.                D. 3.

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(a) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, thu được khí H2 ở catot.

 (b) Dùng khí CO (dư) khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu.

 (c) Để hợp kim Fe-Ni ngoài không khí ẩm thì kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học.

 (d) Dùng dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu.

 (e) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3 , sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.

 Số phát biểu đúng là

A. 4.                B. 2.                C. 5.                D. 3

Câu 10: Cho các phát biểu sau:

(a) Đipeptit Gly-Ala có phản ứng màu biure.

 (b) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành xanh.

(c) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.

 (d) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.

 (e) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

(g) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom.

Số phát biểu đúng là

A. 6.                B. 4.                C. 5.                D. 3

Câu 11: Tiến hành các thí nghiệm sau:

 (a) Điện phân MgCl2 nóng chảy.

 (b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3

 (c) Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3.

 (d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư.

 (e) Dẫn khí H2 dư đi qua bột CuO nung nóng.

 Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 3.                B. 4.                 C. 1.                 D. 2.

Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau:

 (a) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3 .

 (b) Đốt dây Fe trong khí Cl2 dư.

 (c) Cho bột Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.  

(d) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư.

 (e) Cho bột Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.

 (g) Cho bột FeO vào dung dịch KHSO4 .  

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối sắt(II) là

 A. 3.               B. 5.                C. 2.                D. 4

Câu 13: Cho các phát biểu sau:

 (a) Thủy phân triolein, thu được etylen glicol.

(b) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.

 (c) Thủy phân vinyl fomat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.

 (d) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit.

 (e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, lysin, axit glutamic.

(g) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl.

Số phát biểu đúng là

A. 2.                B. 3.                C. 4.                D. 5.

Câu 14: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH.  

(b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.  

(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.

 (d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin.

 (e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.

(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3 trong NH3 , đun nóng.

 Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 3.                B. 5.                C. 4.                D. 6.

Câu 15: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho gang tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.

 (b) Cho Fe tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 .

 (c) Cho Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4

 (d) Cho Fe tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2

 (e) Cho Al và Fe tác dụng với khí Cl2 khô.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có hiện tượng ăn mòn điện hóa học là

A. 3.                B. 4.                C. 5.                 D. 2.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?

 A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.

B. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

 C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.

 D. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.

Câu 1 7: Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Hiđro hóa X, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. glucozơ, sobitol.                              B. fructozơ, sobitol.

C. saccarozơ, glucozơ.                         D. glucozơ, axit gluconic.

Câu 18: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm.

(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.

(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là

A. 2.                B. 3.                 C. 4.                 D. 1.

Câu 19: Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2, thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

  1. 5.                     B. 3.                C. 4.                D. 1.

Câu 20: Este X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z

với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây sai?

A. X có hai công thức cấu tạo phù hợp.                       B. Y có mạch cacbon phân nhánh.

C. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.           D. Z không làm mất màu dung dịch brom.

Câu 21: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nung nóng Cu(NO3)2.

(b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).

(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.

(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.

(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng.

(g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.

Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là

A. 4.                B. 5.                C. 6.                 D. 2.

Câu 22: Cho các phát biểu sau:

(a) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2, thu được kết tủa trắng.

(b) Nhỏ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4, thu được kết tủa trắng và có khí thoát ra.

(c) Dung dịch Na2CO3 làm mềm được nước cứng toàn phần.

(d) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.

(e) Hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.

Số phát biểu đúng là

  1. 3.                     B. 2.                C. 5.                 D. 4.

Câu 23. Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy phân triolein thu được etilen glicol.

(b) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.

(c) Thủy phân vinyl fomat thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.

(d) Trùng ngưng ε-aminocaproic, thu được policaproamit.

(e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch alanin, lysin, axit glutamic.

(g) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl.

Số phát biểu đúng là

  1. 4.                     B. 5.                C. 2.                 D. 3.

Câu 24. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val.

Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó

có Ala-Gly và Gly-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là

  1. 2.                     B. 5.                C. 3.                 D. 4.

Câu 25. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3.

(b) Đốt cháy Fe trong khí Cl2 dư.

(c) Cho bột Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.

(d) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư.

(e) Cho bột Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.

(g) Cho bột FeO vào dung dịch KHSO4.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối Fe(II) là

  1. 5.                     B. 2.                C. 4.                D. 3.

Câu 26Cho các phát biểu sau:

(a) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, thu được khí H2 ở catot.

(b) Dùng khí CO dư khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu.

(c) Để hợp kim Fe-Ni ngoài không khí ẩm thì kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học.

(d) Dùng dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu.

(e) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối.

Số phát biểu đúng là:

A. 4.                B. 5.                C. 3.                D. 2.

Câu 27: Cho các phát biểu sau:

(a) Đipeptit Gly-Ala có phản ứng màu biure

(b) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành xanh

(c) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất

(d) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac

(e) Saccarozo có phản ứng thủy phân trong môi trường axit

(g) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom

Số phát biểu đúng là

  1. 6                      B. 4                  C. 5                 D. 3

Câu 28: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Điện phân MgCl2 nóng chảy

(b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư

(c) Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3

(d) Cho kim loại Na vào CuSO4 dư

(e) Dẫn khí H2 dư đi qua bột CuO nung nóng

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là

  1. 1                      B. 3                  C. 2                 D. 4

 

Bài viết gợi ý: