Hướng dẫn

Cảm nhận của anh (chị) về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích sau:

Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc

Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng

Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất

Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân.

Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa

Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.

Con đã đi nhưng con cần vượt nữa

Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

Con nhớ anh con, người anh du kích

Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn

Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách

Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.

Con nhớ em con, thằng em liên lạc

Rừng thưa em báng, rừng rậm em chờ

Sáng bản Na chiều em qua bản Bắc

Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư.

Con nhớ mê! Lửa hồng soi tóc bạc

Năm con đau, mêthức một mùa dài.

Con với mêkhông phải hòn máu cắt

Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ.

Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

1. Mở bài

– Giới thiệu về Chế Lan Viên và bài thơ Tiếng hát con tàu.

– Giới thiệu nội dung của đoạn trích: thể hiện niềm vui sướng, xúc động của nhân vật trữ tình khi được trở về Tây Bắc, được gặp lại nhân dân.

2. Thân bài

Niềm vui khi trở về Tây Bắc của nhân vật trữ tình thống nhất, hoà quyện với niềm vui khi gặp lại nhân dân càng khơi sâu lòng biết ơn, khát khao gắn bó với nhân dân, đất nước. Tuy nhiên, có những khổ thơ thiên về diễn tả niềm vui trở về Tây Bắc, có những khổ thơ thiên về diễn tả niềm vui gặp lại nhân dân. Có thể phân tích theo mấy ý chính sau:

– Niềm vui sướng, xúc động khi được trở về Tây Bắc thể hiện trong hai khổ thơ đầu đoạn trích cho thấy vùng đất này không chỉ hào hùng trong kháng chiến (Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng) mà còn gặt hái được nhiều thành quả trong cuộc sống dựng xây (Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất – Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân).

Trở về Tây Bắc là trở về với bao kỉ niệm thiêng liêng, là được tắm mình trong nguồn sáng của những chân lí cách mạng và kháng chiến (ôi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa – Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường). Và trở về Tây Bắc là trở về nơi thử thách để trưởng thành trong sự nâng đỡ của bà Mẹ nhân dân, bà Mẹ đất nước.

Cảm xúc bộc lộ rõ qua các hình ảnh và ngôn ngữ, giọng điệu thấm đẫm chất trữ tình (cách xưng gọi thiết tha trìu mến, các thán từ, hô ngữ,…).

– Niềm vui sướng, hạnh phúc khi gặp lại càng khơi sâu lòng biết ơn sâu sắc đối với nhân dân được thể hiện tập trung trong 5 khổ thơ sau:

+ Niềm vui và lòng biết ơn được thể hiện trực tiếp qua hàng loạt hình ảnh so sánh xôn xao sắc màu và cảm xúc: nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa.

+ Niềm vui và lòng biết ơn còn được thể hiện gián tiếp qua những gương mặt thân thương, những kỉ niệm ân nghĩa trong kháng chiến gian lao: chiếc áo nâu của người anh du kích, những phong thư của. thằng em liên lạc, những mùa dài săn sóc cưu mang của mế, vắt xôi nuôi quân của em,…).

– Đoạn trích mang đến một quan niệm mới mẻ về nhân dân: nhân dân không còn là khái niệm trừu tượng mà hiện hữu cụ thể qua những gương mặt thân yêu, những kỉ niệm sâu nặng. Cảm xúc trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh ẩn dụ, so sánh tài hoa, những vần thơ giàu tính suy tưởng, triết lí mang đậm phong cách Chế Lan Viên.

3. Kết bài

Cảm nhận, ấn tượng riêng của cá nhân về đoạn trích.

Bài viết gợi ý: